SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
2
7
8
5
7
4
2
Tin tức sự kiện 28 Tháng Mười Hai 2012 2:50:00 CH

Báo cáo Tài chính: Chất lượng nâng dần nhưng vẫn nhiều lỗi sơ đẳng

Báo cáo tài chính (BCTC) được ví như bức tranh phản ánh “sức khỏe” và thực trạng tài chính của mỗi đơn vị, đồng thời là cơ sở dữ liệu quan trọng để nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư. Thời gian qua, chất lượng BCTC đã từng bước được cải thiện, tuy nhiên, không ít doanh nghiệp vẫn chưa tuân thủ đầy đủ các quy định, khiến BCTC vẫn còn nhiều sai sót, thậm chí vẫn tồn tại những lỗi sơ đẳng.

 

NHIỀU LỖI CÒN “PHÔ”
Theo ông Bùi Hoàng Hải, Phó vụ trưởng Vụ quản lý phát hành, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) BCTC của doanh nghiệp hiện nay còn gặp nhiều lỗi sai rất cơ bản. Theo đó, các lỗi được chia thành 6 nhóm sai chính và trong mỗi nhóm đều còn tồn tại nhiều điểm khuyết, từ nhóm sai về hình thức trình bày, bảng cân đối kế toán…đến các sai sót liên quan đến BCTC tổng hợp/ hợp nhất.
Với báo cáo kết quả kinh doanh, nhiều doanh nghiệp được xác định đã không ghi nhận đúng số lãi vay dự tính phải trả, không kết chuyển toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ vào báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mà “treo” lại một phần trên bảng cân đối kế toán. Đây là một thủ thuật điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp, ông Hải cho biết.
Riêng đối với thuyết minh báo cáo tài chính, một phần không thể thiếu trong báo cáo tài chính để diễn giải về cơ sở của những con số trên báo cáo tài chính, theo ông Hải, đã có rất nhiều sai sót. Bởi thuyết minh chính sách kế toán và thực tế lại “nói một đằng làm một nẻo”.
Đồng thuận với quan điểm này, bà Hà Thị Ngọc Hà, Phó Vụ trưởng Vụ chế độ Kế toán và Kiểm toán, Bộ Tài chính cũng cho rằng, việc lập BCTC nhiều doanh nghiệp dựa vào chính sách kế toán như “công cụ” để điều chỉnh lợi nhuận, chẳng hạn thay đổi thời gian khấu hao tài sản cố định từ 15 năm lên 25 năm để giảm con số chi phí khấu hao trong năm, làm tăng lợi nhuận. Bà Hà cho biết thêm, trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng, sức cầu suy giảm, hàng tồn kho trong doanh nghiệp tăng cao và nợ phải thu khó đòi cũng theo đó tăng vọt, vì vậy, một BCTC trung thực, chính xác phải phản ánh được những thực tế này. Tuy nhiên, trên BCTC năm 2011 và báo cáo tài chính bán niên, báo cáo tài chính quý của hầu hết các doanh nghiệp công bố thời gian qua đã không thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi. Một thực tế được bà Hà chia sẻ, chỉ cần nhìn qua là có thể nhận thấy sự vô lý trong cách lập BCTC của doanh nghiệp, bởi họ chưa tuân thủ đúng quy định chuẩn mực kế toán.
HỆ THỐNG CHUẨN MỰC MỚI SẼ HẠN CHẾ TỐI ƯU SAI SÓT…
Bà Hà Thị Ngọc Hà cho biết, trong lộ trình hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động kế toán, kiểm toán, nhất là khi Luật Kiểm toán độc lập được ban hành và chính thức có hiệu lực từ đầu năm nay, Bộ Tài chính đã ủy quyền cho Hiệp hội Kiểm toán Việt Nam (VACPA) soạn thảo Hệ thống 37 chuẩn mực kiểm toán mới, với yêu cầu về chất lượng dịch vụ cũng như trách nhiệm của kiểm toán viên cao hơn. Dự kiến, hệ thống chuẩn mực này sẽ được ban hành trong tháng 12 này và chính thức được áp dụng với kỳ toán từ đầu năm 2013.
Duy Thái (Theo Thời báo Tài chính Việt Nam)

Số lượt người xem: 4032    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

Tìm kiếm