SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
2
6
2
1
0
3
6
Bác Hồ với công tác thanh tra, kiểm tra
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức cách mạng, về mẫu mực của lối sống với đức tính “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”. Người luôn quan tâm tới việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa; kiên quyết đấu tranh bài trừ mọi thói hư tật xấu, chống tệ quan liêu, tham nhũng, thiếu trách nhiệm, xa rời quần chúng. Những điều này phần nào lý giải tại sao Người luôn dành những sự quan tâm đặc biệt đến công tác thanh tra, kiểm tra.
Học tập và làm theo Bác về trung thực, trách nhiệm, gắn bó với nhân dân.
Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về gắn bó với nhân dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh về “gắn bó với nhân dân” bắt nguồn từ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nguồn gốc mọi sức mạnh là nhân dân: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”; “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Theo Người “gắn bó với nhân dân” là phát huy truyền thống trên dưới đồng lòng, cả nước chung sức tạo ra sức mạnh, “đem sức ta mà giải phóng cho ta”.
Học và làm theo tư tưởng “trọng dụng hiền tài” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp".
Bác Hồ và những lời dạy về gia đình.
Gia đình luôn là nơi khởi nguồn và hình thành nhân cách của mỗi con người. Tình cảm gia đình là cơ sở tốt đẹp, bền vững của lòng yêu nước, yêu dân. Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm, đề cao vai trò của gia đình trong xã hội. Vì vậy, cách đây 59 năm, trong buổi hội thảo hôn nhân - gia đình ngày 10/10/1959, Bác Hồ dạy: “Quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”; “Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”.
Những ngày 19 tháng 5
Cứ mỗi dịp tháng Năm về, mỗi người chúng ta lại bâng khuâng nhớ về kỷ niệm của những ngày 19/5 khi Bác Hồ còn sống.
Xây dựng người cán bộ đoàn, đoàn viên theo phong cách Hồ Chí Minh.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dâng hiến trọn cuộc đời mình cho dân, cho nước, vì độc lập dân tộc, vì tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Trước lúc đi vào cõi vĩnh hằng Người đã để lại những dặn dò hết sức cụ thể cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cho mỗi con người Việt nam, đặc biệt là cho thế hệ thanh niên, lực lượng góp phần quyết định sự hưng thịnh của quốc gia dân tộc cũng như trong tương lai.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên
Trong Di chúc trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên” . Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.
Học Bác để ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm và trăn trở về những hiện tượng tiêu cực trong Đảng và xã hội, mà Người thường gọi là vấn nạn quan liêu, tham ô, lãng phí. Người đã để lại nhiều bài nói, bài viết về đấu tranh phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Việc nghiên cứu, học tập những tài liệu quý báu đó có ý nghĩa rất lớn trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.
Trung thực, trách nhiệm, gắn bó với nhân dân
Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về gắn bó với nhân dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh về “gắn bó với nhân dân” bắt nguồn từ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nguồn gốc mọi sức mạnh là nhân dân: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”; “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Theo Người “gắn bó với nhân dân” là phát huy truyền thống trên dưới đồng lòng, cả nước chung sức tạo ra sức mạnh, “đem sức ta mà giải phóng cho ta”.
Thắng lợi lịch sử của Cách mạng Tháng 8
Ngày 02-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản ”Tuyên ngôn Độc lập”, trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới về sự ra đời của một nhà nước mới: - Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).Đánh giá ý nghĩa lịch sử của sự kiện này, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”.
  Lịch sử và ý nghĩa Cách Mạng Tháng Tám  (17/08)
  Bác Hồ - Người khơi nguồn Báo chí Cách mạng Việt Nam  (20/06)
  Tháng Năm nhớ Bác  (20/06)
  Bác Hồ - Tấm gương sáng về thực hành tiết kiệm  (18/05)
  Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước  (04/05)

Tìm kiếm