SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
3
9
0
3
9
5
9
UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH            
            SỞ TÀI CHÍNH            
               
CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ NỢ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
(Theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 93/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính Phủ)
              Đvt: triệu đồng.
STT CHỈ TIÊU NĂM 2019 NĂM 2020 NĂM 2021

DỰ TOÁN HĐND QUYẾT ĐỊNH

THỰC HIỆN TRONG NĂM

DỰ TOÁN HĐND QUYẾT ĐỊNH

THỰC HIỆN TRONG NĂM

DỰ TOÁN HĐND QUYẾT ĐỊNH

THỰC HIỆN TRONG NĂM

A SỐ DƯ NỢ ĐẦU NĂM   18.502.147   16.584.462   24.595.482
  Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương   14.042.000   12.542.000   11.227.000
  Vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài   4.460.147   4.042.462   13.368.482
B SỐ VAY TRONG NĂM 5.493.400 1.263.798 14.190.900 10.847.353 16.026.200 1.333.286
  Vay để bù đắp bội chi 3.556.600   10.487.200   14.873.100  
  Vay trả nợ gốc 1.936.800   3.703.700   1.153.100  
C SỐ TRẢ NỢ TRONG NĂM 3.111.324 2.995.695 5.399.875 4.917.941 2.577.300 2.069.931
  Chi trả nợ lãi, phí và các chi phí khác liên quan 1.174.524 1.116.694 1.607.948 1.188.279 1.424.200 1.017.394
  Chi trả nợ gốc 1.936.800 1.879.001 3.791.927 3.729.662 1.153.100 1.052.537
D SỐ DƯ NỢ CUỐI NĂM   16.584.462   24.595.482   24.275.555
  Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương   12.542.000   11.227.000   10.602.000
  Vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài   4.042.462   13.368.482   13.673.555

I. Thuyết minh cơ sở số liệu nêu trên:
- Số liệu dự toán theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân TP.HCM.
- Số liệu thực hiện trong năm: Căn cứ số trên số liệu vay và trả nợ đã rà soát, đối chiếu với Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại bằng nguyên tệ và được chuyển đổi ra VNĐ.

II. Nhận xét, đánh giá tình hình nợ của TP.HCM

a/ Đảm bảo khả năng trả nợ vay:
Thành phố luôn ưu tiên bố trí ngân sách đúng theo quy định để đảm bảo việc hoàn trả các nghĩa vụ nợ đến hạn trước khi bố trí kế hoạch chi đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm.

b/ Một số nhận xét trong quá trình quản lý nợ của TP.HCM:
- Đối với phát hành trái phiếu chính quyền địa phương: Thành phố ưu tiên thực hiện theo phương thức bảo lãnh phát hành do việc thực hiện theo phương thức này sẽ giảm thiểu rủi ro cho Thành phố; đảm bảo nhiệm vụ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo yêu cầu của đề án được HĐND duyệt.
- Đối với vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ:
+ Một số rủi ro có thể dẫn đến việc tăng các nghĩa vụ nợ trong thực hiện Dự án như: Chậm triển khai các công tác: bồi thường, giải phóng mặt bằng, thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế chi tiết, đấu thầu…
+ Theo quy định hiện hành, Thành phố phải vay lại 100% vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ do đó Thành phố phải hoàn trả cho Bộ Tài chính theo đúng các điều khoản mà Bộ Tài chính vay của các nhà tài trợ. Từ đó, có thể phát sinh một số rủi ro như sau:
(i) Rủi ro về tỷ giá: nguyên nhân là do Bộ Tài chính cho vay lại Thành phố bằng nguyên tệ nhưng khi hoàn trả Thành phố chỉ có thể sử dụng VNĐ để thanh toán dẫn đến rủi ro trong việc chuyển đổi từ VNĐ sang nguyên tệ để thanh toán;
(ii) Rủi ro về lãi suất: Lãi suất cho vay luôn có sự thay đổi theo thời gian và thực tế của thị trường và nền kinh tế, do đó, đối với các Dự án vay lại theo hình thức lãi suất thả nổi sẽ phát sinh rủi ro này.

Tìm kiếm