SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
2
7
9
1
8
9
0

PHÒNG TIN HỌC - THỐNG KÊ VÀ QUẢN LÝ NỢ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Trưởng phòng:

Trịnh Minh Nhân   Email: tmnhan.stc@tphcm.gov.vn

Phó phòng:

Đặng Đức Trí

 

Email: ddtri.stc@tphcm.gov.vn

  Nguyễn Thị  Tâm   Email: nttam@tphcm.gov.vn

I./ Quy chế tổ chức và hoạt động

II./ Chức năng - Nhiệm vụ :

II.1 Chức năng:

Phòng Tin học – Thống kê và Quản lý nợ chính quyền địa phương là đơn vị chuyên môn trực thuộc Sở Tài chính có chức năng tham mưu, giúp Sở Tài chính thực hiện chức năng tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý tài chính và chuyên môn nghiệp vụ được giao; thống nhất quản lý nợ chính quyền địa phương của thành phố Hồ Chí Minh;

 II.2  Nhiệm vụ:

   1. Nhiệm vụ chung

    - Tham mưu Ban Giám đốc triển khai và ứng dụng công nghệ thông tin, công tác thống kê của Sở Tài chính nói riêng và các đơn vị tài chính trên cùng địa bàn nói chung phục vụ công tác quản lý tài chính và chuyên môn nghiệp vụ được giao;

    - Tham mưu Ban Giám đốc thống nhất quản lý nợ chính quyền địa phương của thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố vay (nợ do phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; nợ do vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ; nợ của ngân sách địa phương vay từ ngân hàng chính sách của Nhà nước, quỹ dự trữ cấp tỉnh, ngân quỹ nhà nước và vay khác theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước) và làm đầu mối phối hợp, theo dõi, đánh giá rủi ro nghĩa vụ nợ dự phòng (từ các dự án PPP, doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố quản lý, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách...);

    2. Các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực Tin học – Thống kê

    - Định hướng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện công tác thống kê trên địa bàn. Xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm về triển khai và ứng dụng công nghệ thông tin, công tác thống kê của Sở Tài chính nói riêng và các đơn vị tài chính trên cùng địa bàn nói chung;

    - Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai trang bị máy móc, các phần mềm xử lý thông tin, và các phần mềm ứng dụng trong toàn bộ hệ thống trao đổi thông tin theo đề án, kế hoạch được duyệt;

    - Tham mưu cho Ban Giám đốc phê chuẩn việc mua sắm trang thiết bị tin học cho các phòng, ban của Sở;

    - Có ý kiến về kỹ thuật đối với các cơ quan tài chính cấp dưới và các đối tượng chịu sự quản lý tài chính ngân sách trên địa bàn có tham gia mạng thông tin của Sở nhằm đảm bảo tính tương thích khi kết nối với hệ thống trao đổi thông tin;

    a. Lĩnh vực tin học

    a1. Quản trị mạng nội bộ và hệ thống trao đổi thông tin ngành tài chính

    - Đầu mối quản lý công tác triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại các đơn vị tài chính trên địa bàn thành phố;

    - Tiếp nhận việc quản lý, vận hành và theo dõi hoạt động của các nút mạng hạ tầng truyền thông – trung tâm truyền thông của ngành tài chính trên địa bàn thành phố;

    - Tổ chức, điều hành, quản lý hệ thống mạng máy tính Sở Tài chính, đảm bảo hệ thống hoạt động thống nhất, liên tục và thông suốt, theo mô hình và định hướng do Ban Giám đốc Sở quyết định;

    - Lập mô hình, phương án kỹ thuật, phối hợp với các phòng ban trong Sở thực hiện từng bước việc kết nối hệ thống mạng máy tính của Sở với hệ thống máy tính của các cơ quan tài chính cấp trên, với Cục Thuế và Kho bạc Nhà nước thành phố, các cơ quan tài chính cấp dưới, các đối tượng chịu sự quản lý về mặt tài chính ngân sách, hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố và thực hiện các biện pháp hỗ trợ khác nhằm tăng cường hoạt động trao đổi thông tin được mã hoá bằng công nghệ thông tin về tài chính ngân sách, hành chính nhà nước giữa các phòng ban trong sở với các đơn vị nêu trên;

    - Tham mưu đề xuất và phối hợp với các phòng ban trong Sở thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, bảo mật cần thiết cho các thông tin trên hệ thống mạng của Sở và các thông tin trao đổi giữa các đơn vị trong Sở với các đơn vị ngoài Sở. Thực hiện việc cảnh báo và nhắc nhở ý thức bảo vệ an toàn dữ liệu đối với các thành viên tham gia mạng;

    - Đề xuất và xây dựng các biện pháp an toàn vật lý cho toàn hệ thống mạng nội bộ như chống cháy, chống sét, chống nổ;

    - Thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị, đảm bảo các điều kiện cần thiết về môi trường, thiết bị, vật tư, dịch vụ sửa chữa, bảo trì cho các thiết bị mạng để duy trì hoạt động bình thường của hệ thống mạng nội bộ;

    - Tổng hợp và báo cáo hoạt động của hệ thống mạng nội bộ theo quy định;

    - Quản lý người dùng và quản trị hệ thống Tabmis theo phân cấp của Bộ Tài chính;

    a2. Tổ chức và quản lý trang Web

    - Thiết kế theo đề cương và nội dung đã được Ban Giám đốc Sở phê duyệt;

    - Đôn đốc các phòng ban cập nhật các nội dung thông tin thường xuyên theo quy định;

    - Chịu trách nhiệm kỹ thuật và cập nhật thông tin lên trang Web;

    - Chuyển các dữ liệu đầu vào như văn bản, bảng tính, hình ảnh… thành định dạng theo tiêu chuẩn web;

     - Chuyển các dữ liệu ứng dụng của Hệ thống thông tin để đưa lên trang Web các nội dung do Ban Giám đốc chỉ định;

    - Hàng tháng báo cáo tình hình cập nhật tin, bài cho Ban Giám đốc và Hochiminh Cityweb;

    a3. Quản lý phần mềm Quản lý công văn và Hồ sơ công việc

    - Quản trị các thông tin danh mục trong chương trình như: danh mục người dùng, danh mục phòng ban, danh mục sổ văn bản…;

    - Phân quyền theo chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân tham gia vào quá trình xử lý văn bản;

    - Hỗ trợ, đào tạo cho người dùng trong quá trình sử dụng phần mềm;   

    - Báo cáo tình hình xử lý công văn của các phòng ban định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu cho Ban Giám đốc;

    a4. Cấp mã số cho các đơn vị có quan hệ với ngân sách

    - Tổ chức hướng dẫn thực hiện, cập nhật thông tin tờ khai từ các đơn vị gửi đến theo trình tự thủ tục quy định tại Thông tư số 185/2015/TT-BTC ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tài chính;

    - Đối chiếu, kiểm tra thông tin từ chương trình cấp mã số trước khi phê duyệt trên hệ thống;

    - Báo cáo tình hình xử lý hồ sơ định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu cho Ban Giám đốc;

    a5. Đào tạo huấn luyện

    - Tổ chức đào tạo huấn luyện chuyển giao công nghệ các chương trình ứng dụng phục vụ công tác quản lý Nhà nước về tài chính, ngân sách do Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân thành phố phân công; đồng thời thực hiện các dịch vụ đào tạo khác theo yêu cầu và kế hoạch được Ban Giám đốc phê chuẩn;

    - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kỹ năng khai thác thông tin của hệ thống cho mọi thành viên tham gia mạng phù hợp với yêu cầu;

    - Tổng hợp kế hoạch đào tạo cán bộ tin học hàng năm cho Sở, cán bộ chuyên tin của cơ quan tài chính cấp dưới và các đối tượng chịu sự quản lý tài chính ngân sách trên địa bàn;

    - Hỗ trợ đơn vị sử dụng các chương trình sau khi đào tạo, huấn luyện;

    b. Lĩnh vực thống kê

    - Là đầu mối thu thập thông tin, dữ liệu từ các đơn vị tài chính và các đối tượng chịu sự quản lý tài chính ngân sách trên địa bàn; xây dựng cơ sở dữ liệu tài chính tại địa phương và cung cấp thông tin dữ liệu cho cơ sở dữ liệu chung của Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân thành phố;

    - Đầu mối thực hiện công tác thống kê tài chính ngân sách, phân tích dự báo phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành theo phân công của Ban Giám đốc;

    - Thực hiện thống kê, số liệu ngân sách nhà nước, bao gồm: số liệu dự toán, quyết toán để phục vụ công tác đánh giá tình hình quản lý điều hành hoặc cung cấp cho tổ chức, cơ quan trong và ngoài nước theo quy định hiện hành và theo chỉ đạo của Ban Giám đốc;

    - Thực hiện công tác công khai ngân sách, bao gồm: tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện công tác công khai dự toán ngân sách trình Hội đồng nhân dân thành phố; dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm sau khi Hội đồng nhân dân thành phố đã ban hành Nghị quyết thông qua; số liệu tình hình thực hiện thu chi ngân sách hàng quý; báo cáo tình hình thực hiện công khai dự toán và quyết toán hàng năm cho Bộ Tài chính;

    - Tổng hợp báo cáo số liệu thực hiện thu chi ngân sách trên địa bàn định kỳ hàng tháng, quý, năm và đột xuất đầy đủ, chính xác, kịp thời (chi tiết từng khu vực thu, nguồn thu, lĩnh vực chi). Thực hiện báo cáo tồn quỹ ngân sách định kỳ hàng ngày, tháng, quý và năm;

    - Thống kê các ý kiến kiến nghị của Kiểm toán và Thanh tra qua các năm, từ đó tham mưu Ban Giám đốc nhắc nhở các đơn vị để tránh các sai phạm lặp đi lặp lại;

    - Đôn đốc và báo cáo kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị của các cơ quan Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước đối với các nội dung thuộc phạm vi quản lý;

    3. Các nhiệm vụ về lĩnh vực quản lý nợ

    a. Quản lý nợ chính quyền địa phương

Tham mưu Ban Giám đốc tổng thể công tác quản lý nợ chính quyền địa phương từ khâu xây dựng kế hoạch vay, trả nợ – quyết định vay và thực hiện vay – giải ngân, theo dõi tình hình giải ngân, sử dụng – trả nợ – thông tin báo cáo – quản lý rủi ro và các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc giao và theo quy định của pháp luật;

    a1. Xây dựng, điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ

    - Xây dựng kế hoạch vay, trả nợ 05 năm, chương trình quản lý nợ 03 năm và kế hoạch vay, trả nợ hàng năm của thành phố trên cơ sở đánh giá rủi ro và chi phí của danh mục nợ;

    - Xây dựng phương án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, các khoản vay khác trong nước và đề xuất các khoản vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố;

    - Phối hợp với Phòng Quản lý Ngân sách xây dựng hạn mức vay và hạn mức bội chi của ngân sách địa phương hàng năm;

    - Điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ phù hợp với tình hình thực tế và theo quy định;

    a2. Quyết định vay và thực hiện vay

    - Thực hiện đánh giá đầy đủ các tác động lên nợ chính quyền địa phương và khả năng trả nợ trong trung hạn của ngân sách địa phương, trước khi đề xuất, quyết định các khoản vay mới;

    - Có ý kiến về cơ chế tài chính của các chương trình, dự án vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ; lập hồ sơ thẩm định khả năng trả nợ của ngân sách thành phố gửi Bộ Tài chính;

    - Tham gia các tổ đàm phán chương trình, dự án vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ; tham mưu việc ký kết Hợp đồng vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ với Bộ Tài chính;

    - Triển khai phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, thực hiện các khoản vay khác trong nước và các khoản vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố;

a3. Quản lý, sử dụng vốn vay

    - Theo dõi tình hình giải ngân các khoản vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ;

    - Ký nhận nợ vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ với Bộ Tài chính theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố;

    - Phối hợp với Phòng Tài chính đầu tư kiểm tra, giám sát các cơ quan, tổ chức về quản lý, sử dụng vốn vay của chính quyền địa phương;

    - Quản lý vốn vay trong nước;

    a4. Trả nợ

    - Phối hợp với Phòng Quản lý Ngân sách bố trí nguồn vốn ngân sách thành phố để thanh toán nợ gốc, lãi, phí và các chi phí khác liên quan đến khoản vay đầy đủ, đúng hạn;

    - Căn cứ kế hoạch trả nợ được phê duyệt và đề nghị của đơn vị, lập Tờ trình và Thông tri duyệt y dự toán chuyển Phòng Quản lý Ngân sách lập thủ tục thanh toán nợ gốc, lãi, phí và các chi phí khác liên quan đến khoản vay. Sau mỗi đợt trả nợ vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ, có văn bản thông báo việc trả nợ gửi Bộ Tài chính;

    - Phối hợp với Kho bạc Nhà nước thành phố và Phòng Quản lý Ngân sách quản lý ngân quỹ nhà nước, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ;

    a5. Thông tin, báo cáo

    - Tổng hợp báo cáo tình hình vay, trả nợ chính quyền địa phương định kỳ theo quy định và đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

    - Định kỳ hoặc đột xuất đối chiếu và xác nhận số liệu vay, trả nợ với Bộ Tài chính và các chủ chương trình, dự án vay vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ;

    - Xây dựng, cập nhật và theo dõi cơ sở dữ liệu nợ chính quyền địa phương;

    - Xây dựng và công bố bản tin nợ hàng năm trên trang thông tin điện tử của Sở Tài chính và Ủy ban nhân dân thành phố;

    - Phối hợp thực hiện công tác dự toán quyết toán ngân sách;

    a6. Quản lý rủi ro

    - Theo dõi, cảnh báo các chỉ tiêu an toàn về nợ;

    - Phân tích, đánh giá rủi ro của các danh mục nợ; đề xuất các biện pháp quản lý rủi ro;

    b. Theo dõi nghĩa vụ nợ dự phòng

    - Phối hợp với Chi cục Tài chính doanh nghiệp theo dõi việc vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ của các doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố quản lý;

    - Có ý kiến về điều khoản tài chính trước khi thỏa thuận các Hợp đồng theo hình thức PPP, theo dõi cam kết tài chính liên quan đến các dự án PPP;

    - Phối hợp với Phòng Quản lý Ngân sách theo dõi tình hình hoạt động của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách./.

 

 

 

 

Tìm kiếm