1. Công tác tổng hợp
a) Xây dựng báo cáo hàng tuần, tháng, quý, 6 tháng, năm và các báo cáo nhiệm vụ công tác khác theo chỉ đạo của Giám đốc Sở;
b) Theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các chương trình công tác; báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành và tình hình thực hiện Quy chế làm việc của cơ quan Sở Tài chính;
c) Chủ trì, phối hợp với các phòng chuẩn bị nội dung và tổ chức các cuộc họp giao ban của Sở;
d) Triển khai hướng dẫn, tổng hợp công tác thi đua, khen thưởng của Sở và của ngành Tài chính;
2. Nghiên cứu, tham mưu xây dựng tổ chức bộ máy của Sở Tài chính phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ. Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các đơn vị thuộc Sở theo quy định của pháp luật;
3. Tham mưu xây dựng văn bản trình Ủy ban nhân dân Thành phố quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở;
Chủ trì, phối hợp với các phòng, đơn vị xây dựng, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các phòng, đơn vị thuộc Sở. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của các phòng, đơn vị trực thuộc Sở;
4. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức và lao động hợp đồng, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, cho từ chức, kỷ luật, miễn nhiệm, cho thôi việc, nghỉ hưu... đối với công chức và lao động hợp đồng thuộc phạm vi quản lý của Sở theo phân cấp của Ủy ban nhân dân Thành phố và theo quy định của pháp luật;
5. Tham mưu xây dựng các văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng, phó của các phòng, đơn vị thuộc Sở; Trưởng, phó phòng Tài chính Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân các quận, huyện;
6. Xây dựng kế hoạch biên chế, quỹ tiền lương của Sở hàng năm và tổ chức thực hiện sau khi đã được phê duyệt;
7. Tham mưu hướng dẫn các phòng, đơn vị đánh giá công chức; thực hiện quy định về minh bạch tài sản, thu nhập hàng năm. Phối hợp với các phòng, đơn vị thuộc Sở tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho công chức;
8. Phối hợp với các tổ chức Đảng, Đoàn thể và Thanh tra Sở xem xét, xác minh và giải quyết các đơn, thư kiến nghị, khiếu nại, phản ánh, tố cáo có liên quan đến phẩm chất đạo đức, thực thi công vụ của công chức và lao động hợp đồng trong Sở theo thẩm quyền phân cấp quản lý;
9. Công tác cải cách hành chính: Chủ trì phối hợp với các phòng, đơn vị thuộc Sở xây dựng các kế hoạch chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính; chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính. Trực tiếp làm Trưởng bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của Sở;
10. Công tác pháp chế: Tham mưu, phối hợp với các phòng, đơn vị thuộc Sở giúp Giám đốc Sở quản lý nhà nước bằng pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực tài chính được giao và tổ chức thực hiện công tác xây dựng pháp luật; rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật; kiểm soát thủ tục hành chính; theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật; công tác bồi thường của Nhà nước; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng; thi đua khen thưởng trong công tác pháp chế và thực hiện những công tác khác được giao;
11. Công tác Văn thư, lưu trữ: Tổ chức tiếp nhận, phân loại, luân chuyển, lưu trữ các công văn, giấy tờ, tài liệu, hồ sơ… của Sở theo đúng chế độ hiện hành của Nhà nước; kiểm tra tính hợp thức của các văn bản trước khi cho lưu hành. Quản lý, sử dụng và bảo quản con dấu của Sở theo đúng quy định;
12. Công tác quản lý kinh phí, kế toán nội bộ: Thực hiện đúng các quy định hiện hành về công tác kế toán, tài vụ nội bộ thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn, quỹ hợp pháp khác, bao gồm: Lập kế hoạch, dự toán, quyết toán; quản lý và sử dụng kinh phí hành chính sự nghiệp, các loại kinh phí khác được phép thu chi theo quy định của Nhà nước, đúng chính sách chế độ, tiết kiệm và hiệu quả. Tổ chức quản lý, sử dụng, cấp phát, bán biên lai, ấn chỉ cho các cơ quan, đơn vị theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước;
13. Công tác hành chính, quản trị.
a) Tổ chức tốt công tác lễ tân, chuẩn bị hội nghị, công tác đối ngoại;
b) Quản lý tài sản, lập và thực hiện kế hoạch xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa tài sản cố định theo đúng chế độ quản lý của Nhà nước;
c) Đảm bảo trật tự nội vụ, an toàn tuyệt đối trong cơ quan (phòng cháy, chữa cháy; phòng chống lụt, bão; phòng gian, bảo mật tài liệu, tài sản…);
d) Phối hợp với Công đoàn Sở, Đoàn Thanh niên Sở và các đoàn thể trong việc chăm lo đời sống cho công chức, lao động hợp đồng của cơ quan;
14. Công tác Văn phòng Đảng ủy.
a) Tham mưu đề xuất với Đảng ủy Sở về các vấn đề liên quan đến công tác xây dựng Đảng; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình công tác; tham gia chuẩn bị các văn bản trình Đảng ủy phê chuẩn, ký duyệt;
b) Tham mưu giúp Đảng ủy Sở thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; quán triệt, học tập và triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng bảo đảm đi vào nền nếp, có chiều sâu, có hiệu quả;
c) Tham mưu thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
d) Tham mưu giúp Đảng ủy Sở công tác đào tạo, bồi dưỡng đảng viên; công tác quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ Sở và các Chi bộ trực thuộc;
đ) Tham mưu công tác đánh giá, phân loại chất lượng Đảng bộ, Chi bộ và đảng viên hàng năm, giúp Đảng ủy Sở chỉ đạo sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng và cấp ủy cấp trên; công tác phát triển đảng, chuyển đảng chính thức; công tác khen thưởng và công tác đảng vụ khác...;
15. Tham mưu công tác dân vận chính quyền và quy chế dân chủ cơ sở;
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Giám đốc Sở và các đồng chí trong Ban giám đốc Sở giao.