SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
3
6
0
5
4
4
0
Tin tức sự kiện 19 Tháng Hai 2024 3:30:00 CH

Quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, bù trừ số tiền nộp phạt chênh lệch, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của lực lượng xử phạt vi phạm hành chính.

Ngày 21/3/2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 18/2023/TT-BTC quy định về thủ tục, nộp tiền phạt, bù trừ số tiền nộp tiền phạt chênh lệch, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính.

 

Thông tư số 18/2023/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/5/2023, thay thế Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính và Thông tư số 105/2014/TT-BTC ngày 07/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục  thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính.

Thông tư số 18/2023/TT-BTC có một số điểm mới đáng chú ý 4 nội dung sau:

1. Bổ sung quy định về các trường hợp không tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính:

Theo Điều 5 Thông tư số 18/2023/TT-BTC có 2 trường hợp không tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính là trong thời hạn được hoãn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và trong thời gian xem xét, quyết định giảm, miễn phần còn lại hoặc cho phép nộp tiền phạt nhiều lần (trước đây chỉ có 01 trường hợp là trong thời hạn được hoãn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính).

2. Bổ sung quy định về cách tính và thực hiện bù trừ số tiền nộp phạt chênh lệch (nếu có) trong trường hợp có quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính:

Tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư 18/2023/TT-BTC quy định cụ thể cách tính và thực hiện bù trừ số tiền nộp phạt chênh lệch (nếu có) trong trường hợp có quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, việc tính số tiền nộp phạt chênh lệch trên cơ sở so sánh số tiền nộp phạt giữa các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền (quyết định xử phạt cũ và quyết định sửa đổi, bổ sung, đính chính). Số tiền phạt chênh lệch = A-B, trong đó:

A là số tiền nộp phạt mà cá nhân, tổ chức vi phạm đã nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cấp có thẩm quyền.

B là số tiền nộp phạt mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp theo quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc quyết định mới của cấp có thẩm quyền.

Trường hợp B<A thì cá nhân, tổ chức vi phạm được hoàn trả số tiền nộp thừa; trường hợp B>A thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp  bổ sung số tiền phạt còn thiếu.

3. Bổ sung quy định cụ thể về chi phí mua tin (nếu có):

Tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 18/2023/TT-BTC quy định cụ thể nội dung chi mua tin trong xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, mức chi mỗi vụ việc không quá 10% số tiền xử phạt và tiền bán tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước (nếu có) và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc. Riêng đối với xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường, mức chi mua tin mỗi vụ việc không quá 10% số tiền xử phạt và tiền bán tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước (nếu có) và tối đa không quá 50 triệu đồng. Trong trường hợp mức chi mua tin vượt mức tối đa nêu trên, thủ trưởng đơn vị trực tiếp điều tra, xử lý vi phạm hành chính quyết định mức chi cụ thể trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao. Trường hợp trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính không ra quyết định xử phạt, không bán được tang vật tịch thu do tiêu hủy tang vật, chuyển tài sản cho các cơ quan Nhà nước quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì chi phí mua tin không quá 10% giá trị tang vật vi phạm hành chính và tối đa không quá 5.000.000 đồng; đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường, chi phí mua tin không quá 10% giá trị tang vật vi phạm hành chính và tối đa không quá 50.000.000 đồng. Cách xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính theo Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

4. Bổ sung quy định về thực hiện các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước được quy định tại Thông tư này và tại các văn bản viện dẫn để áp dụng tại Thông tư này:

Tại Khoản 3 Điều 16 Thông tư 18/2023/TT-BTC quy định các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước được thực hiện cho đến khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng khoá XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp./.


Số lượt người xem: 424    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

Tìm kiếm