SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
3
6
0
5
7
2
8
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh 21 Tháng Ba 2013 8:10:00 SA

Bác Hồ với việc giáo dục thanh niên

Trong cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam. Bác đã dành rất nhiều tâm huyết cho việc tổ chức, dẫn dắt các thế hệ thanh niên đến với cách mạng, tham gia vào quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc…


Cuối năm 1924, sau khi tham dự Quốc tế Cộng sản từ Liên Xô về, Bác Hồ đã tới Quảng Châu (Trung Quốc), trực tiếp lựa chọn những thanh niên ưu tú trong tổ chức “Tâm tâm xã” và một số thanh niên có chí hướng và tinh thần cách mạng trong nước vừa vượt biên giới sang Trung Quốc, để mở các lớp huấn luyện chính trị, trang bị cho họ những bài học về kiến thức cách mạng, về chủ nghĩa Mác - Lê nin, về những phương pháp đấu tranh cách mạng; đào tạo họ trở thành những cán bộ cốt cán cho phong trào cách mạng trong nước sau này. Những thanh niên cách mạng ưu tú trên đồng thời đã là những hạt nhân để tiến tới việc thành lập Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, tiền thân của Đảng Cộng sản Việt nam sau này.
Luôn nhấn mạnh đến việc học tập, vấn đề cốt lõi để các thế hệ thanh niên trang bị cho mình sự hiểu biết, vốn kiến thức, một trong những điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho các thế hệ thanh niên có thể tham gia hoạt động cách mạng, phấn đấu cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; trong thời gian hoạt động bận rộn nhất trong những ngày chuẩn bị cho cao trào cách mạng trong nước, Bác Hồ vẫn dành thời gian chỉ đạo thành lập “Hội truyền bá Quốc ngữ” để tổ chức dạy học chữ quốc ngữ và tạo ra phong trào sâu rộng, vận động các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các thế hệ thanh thiếu niên tham gia học tập chữ quốc ngữ; nhờ đó giúp thế hệ trẻ nhanh chóng tiếp cận sách báo cách mạng, có đủ kiến thức để làm hành trang tham gia phong trào cách mạng và sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Đồng thời với việc nhấn mạnh đến vấn đề học tập của các thế hệ thanh, thiếu niên, Bác Hồ cũng đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cách mạng cho họ. Theo Bác, bên cạnh việc có đủ trình độ, kiến thức để có thể tham gia cách mạng, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thì thế hệ trẻ cũng không thể thiếu việc tu dưỡng và rèn luyện đạo đức cách mạng. Bởi nếu không có đạo đức cách mạng thì không thể trở thành người cách mạng chân chính, và không thể phục vụ tốt cho dân, cho nước. Trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị Cán bộ toàn miền Bắc (tháng 9-1962), Bác đã nhấn mạnh: “Thanh niên cần phải luôn luôn rèn luyện đạo đức cách mạng” Người cũng chỉ rõ: “Đạo đức cách mạng có thể tóm tắt như sau: Trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với Đảng, với giai cấp”. Riêng đối với thanh niên, Bác dặn thêm: Phải không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện đâu cần thanh niên có, việc khó có thanh niên, gặp gian khổ phải đi lên phía trước, khi hưởng thụ phải hưởng thụ sau mọi người.
Trong những năm miền Bắc nước ta bước vào thời kỳ xây dựng đất nước, xây dựng hậu phương lớn, tất cả cho tiền tuyến miền Nam trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước, Bác Hồ càng nhấn mạnh đến việc giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ, trang bị cho họ những kiến thức khoa học tiên tiến để trở thành chủ nhân của đất nước, giúp họ có thể làm chủ các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn đấu tranh mới. Căn dặn thanh niên cần vươn lên, làm chủ khoa học kỹ thuật để phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Bác nhấn mạnh: “Nếu không chịu khó học tập thì không tiến bộ mà chỉ có thoái bộ. Xã hội ngày càng phát triển, công việc ngày càng phức tạp, máy móc ngày càng tinh xảo. Mình mà không chịu học tập thì sẽ bị lạc hậu, mà lạc hậu cũng chính là bị đào thải, tự mình đào thải mình”. Người viết thư căn dặn thế hệ trẻ “cần ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật và quân sự để có thể cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân dân”.

(Theo cpv.org.vn)


Số lượt người xem: 7384    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

Tìm kiếm