SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
3
9
6
9
9
4
0
Tin tức sự kiện 25 Tháng Chín 2017 3:10:00 CH

Quy định xét trả nợ dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ

Để công tác giải quyết nợ dân thực hiện thống nhất trong cả nước và đảm bảo quyền lợi cho người dân, căn cứ ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tại công văn số 5934/VPCP-V.I ngày 07/6/2017 của Văn phòng Chính phủ. Ngày 22/6/2017, Bộ Tài chính có công văn số 8274/BTC-HCSN đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan được giao nhiệm vụ tiếp tục thanh toán đối với các trường hợp người dân còn chứng từ gốc theo hướng dẫn tại công văn số 779/TC/HCSN ngày 11/3/1997 của Bộ Tài chính.
 
Ngày 22 tháng 6 năm 2017, Bộ Tài chính ban hành công văn số 8274/BTC-HCSN về thanh toán nợ dân. Trong đó, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan được giao nhiệm vụ tiếp tục thanh toán đối với các trường hợp còn chứng từ gốc theo hướng dẫn tại công văn số 779/TC/HCSN ngày 11/3/1997 của Bộ Tài chính.
Căn cứ đề nghị của Bộ Tài chính tại công văn nêu trên, ngày 19 tháng 7 năm 2017 Ủy ban nhân dân thành phố có công văn số 9327/VP-KT đề nghị Sở Tài chính triển khai thực hiện hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Để công tác giải quyết nợ dân thực hiện thống nhất trong cả nước và đảm bảo quyền lợi cho người dân, căn cứ ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tại công văn số 5934/VPCP-V.I ngày 07/6/2017 của Văn phòng Chính phủ. Ngày 22/6/2017, Bộ Tài chính có công văn số 8274/BTC-HCSN đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan được giao nhiệm vụ tiếp tục thanh toán đối với các trường hợp người dân còn chứng từ gốc theo hướng dẫn tại công văn số 779/TC/HCSN ngày 11/3/1997 của Bộ Tài chính.
- Tại công văn số 779TC/HCSN ngày 1 tháng 3 năm 1997, Bộ Tài chính hướng dẫn việc thanh toán nợ dân như sau:
a. Đối với những khoản Nhà nước vay dân trong 2 cuộc kháng chiến mà còn chứng từ gốc hợp lệ được xét hoàn trả theo quy định tại Chỉ thị số 108/CT ngày 28/3/1985, Chỉ thị số 66/CT ngày 16/3/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và Thông tư hướng dẫn số 21/TC/HCVX ngày 01/12/1979, Thông tư số 25/TC/HCVX ngày 28/5/1985, Thông tư số 15/TC/HCVX ngày 05/5/1988 của Bộ Tài chính:
Những trường hợp còn chứng từ gốc mà trước đây đã giải quyết trợ cấp khó khăn theo Công văn số 3703/PPLT ngày 14/11/1990 của Văn phòng Chính phủ thì khi thanh toán phải trừ số tiền đã được trợ cấp.
Đối với những trường hợp không còn chứng từ gốc hoặc không có chứng từ gốc, chỉ có xác nhận viết tay về nguyên tắc không được thanh toán. Tuy nhiên, có một số trường hợp người trực tiếp vay mượn vẫn còn sống và làm nhân chứng để chứng minh cho việc vay mượn là có thật thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thành lập Hội đồng bao gồm: Văn phòng Ủy ban, Thanh tra tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân, Công an, Sở Tài chính Vật giá để kiểm tra xác minh nếu đúng sự thật thì giải quyết trợ cấp khó khăn cho những trường hợp là gia đình có công với cách mạng, người già yếu cô đơn, gia đình thực sự có khó khăn trong cuộc sống.
b. Đối với khoản trưng mua lúa gạo của nhân dân các tỉnh phía Nam trong năm 1975-1976 đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thành lập Hội đồng bao gồm: Văn phòng Ủy ban, Thanh tra tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân, Công an, Sở Tài chính Vật giá để kiểm tra xác minh lại các chứng từ gốc nếu đúng sự thật thì giải quyết thanh toán số còn nợ. Những người có quyết định trưng thu của Ủy ban nhân dân tỉnh, những người vượt biên, có tội ác với cách mạng thì không giải quyết...
2. Giá thóc làm căn cứ để tính thanh toán tiếp tục các khoản Nhà nước vay dân trong 2 cuộc kháng chiến còn tồn tại đến nay mà còn chứng từ gốc hợp lệ là giá thóc thanh toán công trái của Kho bạc nhà nước tại thời điểm thanh toán.
- Theo quy định tại Chỉ thị số 108/CT ngày 28/3/1985, Chỉ thị số 66/CT ngày 16/3/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và Thông tư hướng dẫn số 21/TC/HCVX ngày 01/12/1979, Thông tư số 25/TC/HCVX ngày 28/5/1985, Thông tư số 15/TC/HCVX ngày 05/5/1988 của Bộ Tài chính gồm:
1. Những khoản được coi là Nhà nước vay dân và được xét hoàn trả:
a. Những khoản mà các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vay dân để giải quyết nhu cầu chi tiêu cần thiết của Nhà nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
b. Những khoản mà Nhà nước vay phải được cả bên vay (cơ quan nhà nước) và bên cho vay (người dân cho vay) ý thực là sẽ được trả và phải hoàn trả, tứ là phải có sự cam kết trước của cả bên vay và bên cho vay bằng một hình thức giấy tờ có tính chất pháp lý.
Theo các điều kiện trên, những khoản Nhà nước vay dân được hoàn trả bao gồm:
1. Công phiếu kháng chiến phát hành các năm 1948, 1914, 1950, 1951, 1952;
2. Công trái quốc gia phát hành năm 1951;
3. Công thải nam bộ phát hành năm 1947, 1948;
4. Công phiếu nuôi quân phát hành năm 1964;
5. Những khoản vay khác (tiền hoặc lương thực) do các cơ quan chính quyền từ cấp huyện trở lên vay theo lệnh của cấp trên để mua sắm vũ khí, nuôi quân, đánh giặc, có chứng từ xác nhận việc vay.
6. Tài sản trưng thu, trưng dụng để phục vụ kháng chiến, cần bồi thường mà chưa được Nhà nước bồi thường như máy móc, phương tiện vận tải, sức vật kéo, dụng cụ đồ đạc có chứng từ xác nhận việc trưng thu và chưa bồi thường
7. Tiền gửi ở các cơ quan tín dụng, Ngân hàng thuộc chính quyền ta mà chưa được rút ra, có chứng từ về số dư tiền gửi Ngân hàng đến thời điểm Ngân hàng ta ngừng cho rút tiền.
8. Tiền của Việt Kiều do cơ quan đại diện Nhà nước ta vay ở nước ngoài để chuyển về nước đến nay chưa được lĩnh ra.
2. Những khoản không được coi là Nhà nước vay dân, không được xem xét hoàn trả:
    Những khoản không được coi là Nhà nước vay dân và do đó không đặt vấn đề được xét hoàn trả:
1. Những khoản đóng góp trong phạm vi nghĩa vụ công dân trong thời chiến như: góp quỹ đảm phụ quốc phòng, quỹ kháng chiến, quỹ công lương, quỹ xây dựng làng chiến đấu.
2. Các khoản quyên góp, lạc quyên mang tính chất nhân dân ủng hộ kháng chiến như: các khoản quyên góp vàng bạc, tiền, lương thực, vải, thuốc và các hiện vật khác, ủng hộ tuần lễ vàng, ủng hộ mùa đông binh sĩ, ủng hộ bộ đội ở mặt trận, ủng hộ ở các cơ quan đoàn thể, ủng hộ du kích, hoặc cán bộ trong thời kỳ kháng chiến.
3. Các khoản trưng thu, trưng mua trong cải cách ruộng đất và trong cải tạo xã hội chủ nghĩa.
4. Các trường hợp giúp đỡ bộ đội đánh giặc, che giấu cán bộ sau đó bị địch trả thù, gây thiệt hại tài sản trong kháng chiến.
Căn cứ quy định nêu trên, ngày 09 tháng 8 năm 2017, Sở Tài chính có công văn số 6344/STC-QHPX đề nghị Ủy ban nhân dân quận huyện triển khai thực hiện việc thanh toán đối với các trường hợp người dân còn chứng từ gốc theo chủ trương của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính tại công văn số 779/TC/HCSN ngày 11/3/1997./.

Số lượt người xem: 2487    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

Tìm kiếm