SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
3
8
2
3
3
2
3
Tin tức sự kiện 28 Tháng Mười 2014 9:05:00 SA

“Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác”

Sáng ngày 20/10/201, đại diện Chi bộ Công sản kể chuyện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, câu chuyện Lý Tự Trọng – Người Đoàn viên TNCS đầu tiên, một người gắn liền với câu nói nổi tiếng : “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác”
Đại diện Chi bộ Công sản kể chuyện Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

 

                 Hướng về kỷ niệm 100 năm ngày sinh Lý Tự Trọng (20/10/1914-20/10/2014) là dịp quan trọng để tuổi trẻ chúng ta hôm nay tìm về cội nguồn cách mạng, tự xác định cho mình nhhiệm vụ kế thừa, phát huy thành quả cách mạng của cha anh, chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
                 Anh hùng Lý Tự Trọng, tên thật là Lê Hữu Trọng sinh năm 1914 và hy sinh năm 1931 khi ấy anh vưa tròn 17 tuổi. Lý Tự Trọng quê gốc xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh nhưng lại sinh ra tại làng Bản Mạy, tỉnh NaKhon – Thái Lan, trong một gia đình Việt Kiều yêu nước có đông anh chị em.
                 Vốn có tư chất thông minh, Lý Tự Trọng tiếp thu nhanh, đặc biệt anh thuộc và say mê văn thơ yêu nước, nói thông thạo tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Thái và hoạt động trong Hội thanh niên Cách mạng đồng chí.
                 Năm 1929, Lý Tự Trọng về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và làm liên lạc cho xứ Ủy Nam Kỳ với Đảng Cộng sản Việt Nam.
                  Đến Sài Gòn, Anh Trọng nhận nhiệm vụ làm liên lạc đặc biệt cho các đồng chí cộng sản – đây là nhiệm vụ đầu tiên mà Anh nhận từ đồng chí Ung Văn Khiêm – người trực tiếp phụ trách đã giao, để Anh nhận từ đồng chí Ung Văn Khiêm – người trực tiếp phụ trách đã giao; để Anh làm quen trước khi bắt tay vào xây dựng tổ chức Thanh niên Cộng sản trong nước.
                Với lời dặn của Bác “Ngày nay nước nào cũng có thanh niên cộng sản, chỉ Việt Nam là chưa” khiến Anh càng thêm hiểu trách nhiệm của mình lớn đến thế nào.
               Khi làm việc tại Cảng Sài Gòn, cái tên Nguyễn Huy được Anh sử dụng và thường được nhắc đến trong phong trào thanh niên thời ấy. Trong thời gian làm việc cũng chính là thời gian để tiếp cận với lớp thanh niên lao động mà anh gần gũi hằng ngày và ngộ ra rằng Nghị quyết Trung ương đã nhận định đúng về sức mạnh của họ nếu họ được tổ chức lại.
                Cuối thu năm 1930, Anh Trọng nhận thêm nhiệm vụ liên lạc cho Tổng bí thư Trần Phú đồng thời chuẩn bị triển khai xây dựng tổ chức Đoàn trong nước. Khi đó, ở trong độ tuổi ăn, tuổi ngủ nhưng Anh vẫn thức khuya dậy sớm để học chính trị, học tiếng Pháp, đọc sách báo để luyện vốn ngoại ngữ và nâng cao sự hiểu biết của mình.
Tháng 2/1931, báo chí ở ở Sài Gòn đồng loạt đưa tin về vụ ám sát thanh tra mật thám tên Legrand, tên mật thám chết tại chỗ nhưng người cầm súng cũng bị bắt đó chính là Lý Tự Trọng.
                Sự việc xảy ra sau cuộc đình công của công nhân Nhà Bè, Xứ Ủy Nam Kỳ chỉ thị cho các chi bộ Sài Gòn hưởng ứng, tham gia phong trào, trong đó có tổ chức biểu tình kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
                Chiều ngày 08/02/1931, cuộc mítting kỷ niệm khởi nghĩa Yên Bái được tổ chức với nội dung kêu gọi liên minh công nông, yêu cầu tăng lương, giảm giờ làm. Ban tổ chức cuộc mítting có 3 người, đồng chí Phan Bôi lúc này phụ trách tuyên truyền của Xứ ủy – được phân công làm trưởng ban; Lý Tự Trọng làm nhiệm vụ bảo vệ. Địa điểm mítting nằm trên đường Larégnere, cạnh một sân bóng đá. Lúc quần chúng xem bóng vừa đổ ra, đứng lại để nghe nói chuyện, do đồng chí Phan Bôi phụ trách.
                Cuộc diễn thuyết diễn ra chớp nhoáng, vừa kết thức thì bọn cảnh sát ập đến. Tên Cò Legrand nhảy vào bắt đồng chí Phan Bội, lập tức Lý Tự Trọng không chừng chừ dùng súng lục bắn liền hai phát để bảo vệ đồng đội, tên Cò Legrand gục xuống chết, nhưng Lý Tự Trọng đã bị bắt và tra tấn ngay trên đường phố rồi sau đó đưa về giam ở bót Catina một thời gian, sau đó chuyển sang Khám lớn để tiện khai thác, ở đây có hẳn một khu biệt giam và một khu đặt máy chém để chém tử tù.
                Vào một ngày cuối xuân năm 1931, thực dân Pháp đưa Anh từ bót Catina đến tòa án để kết án tử hình . Người thanh niên cộng sản mới 17 tuổi ấy đã lấy vành móng ngựa để làm diễn đàn lên án bọn thống trị, kêu gọi nhân dân đứng dậy đấu tranh. Luật sư bào chữa cho anh xin tòa mở lượng khoan hồng vì anh chưa đến tuổi thành niên, đã hành động không có suy nghĩ.
                Nhưng Anh đã dõng dạc nói:
                “ Tôi hành động không phải là không suy nghĩ. Tôi hiểu việc tôi làm. Tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác. Tôi tin rằng nếu các ông suy nghĩ kỹ thì các ông cũng cần phải giải phóng dân tộc, giải phóng những người cần lao như tôi”.
                Sự kiện chàng thanh niên 17 tuổi bắn chết thanh tra mật thám làm rung động chính quyền Đông Dương, báo chí trong và ngoài nước vào cuộc và theo sát sự kiện.
                Lý Tự Trọng liên tiếp bị tra tấn rất dã man nhưng anh vẫn không khai bất cứ điều gì ngoài cái tên Nguyễn Huy đã có trong bảng lương ở Sở Tham; bất lực trước ý chí của anh, giặc huy động hội đồng gồm những người chuyên tra tấn tàn ác nhất đến hành hạ anh.
                Khi biết anh là “Trọng Con” một liên lạc quan trọng của Đảng Cộng sản, giặc Pháp đã dùng mọi cực hình tra tấn chứ từng có nhưng anh vẫn không khai thậm chí tự cắn vào lưỡi mình để không nói được, thân hình anh nhũng ra nhưng có 1 sức mạnh thần kỳ khiến tinh thần anh trơ như đá vững như đồng không một phút giây dao động.
                Các báo chí công khai ở Sài Gòn dù đã được kiểm duyệt gắt gao nhưng không báo nào có thể phủ nhận sự gan góc đến kỳ lạ của một người cộng sản trẻ tuổi. Bà Angđơrê Viôlít đã viết về giờ phút cuối cùng của Lý Tự Trọng:
                Ngày 21/11/1931 thì Huy bị đem xử tử. Sài Gòn hết sức xúc động. Hôm ấy phải ra lệnh thiết quân luật. Từ khám lớn vang ra ngoài đường phố, tiếng la hét của tù chính trị. Tiếng thét từ lồng ngực và trái tim của họ đã đi theo Huy ra trường chém. Phải điều quân đội và lính cứu hỏa để phun nước đàn áp họ. Trong những tường giam của khám lớn đã xảy ra những chuyện như thế. Trước máy chém, Huy định diễn thuyết, song hai tên sen đầm nhảy xô đến không cho Anh nói. Người ta chỉ nghe thấy tiếng Anh kêu “Việt Nam! Việt nam!”.
                Tinh thần quả cảm, hình ảnh hiên ngang bước lên máy chém và lời nói bất tử của Anh trước lúc hy sinh in đậm trong trái tim mỗi đoàn viên, thanh niên chúng ta. Lời nói ấy là bản tuyên ngôn của thế hệ thanh niên đầu tiên được giác ngộ lý tưởng của Đảng, đã giục giã lớp lớp thanh niên lên đường đấu tranh tiếp bước.
                Lý Tự Trong là người sống có lý tưởng cao đẹp, lòng trung thành, tinh thần tận tụy và đức hy sinh, quên mình xả thân vì cách mạng, Anh đã hiến dâng cả đời minh cho Tổ quốc cho nhân dân.
                               
Chi bộ Công sản

Số lượt người xem: 5749    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

Tìm kiếm