SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
3
8
1
8
4
2
6
Tin tức sự kiện 31 Tháng Mười Hai 2013 2:30:00 CH

Kể chuyện Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: “Vàng là ở hai bàn tay lao động”

Trong buổi lễ chào cờ đầu tuần sáng thứ hai ngày 23/12/2013, Chi bộ Văn phòng đã kể câu chuyện về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với chủ đề “Vàng là ở hai bàn tay lao động”
Đại diện Chi bộ Văn phòng kể chuyện Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

 

Trong số các học trò của Bác trong thời gian Bác dạy học ở trường Dục Thanh Phan Thiết, Bác sĩ Nguyễn Kinh Chi có kể lại:
Tôi còn nhớ mãi buổi học đầu tiên của thầy Thành:
                Núi kia là núi của ai
                Sông xanh nước biếc chảy dài đi đâu?
Thầy giáo Thành bảo núi thì có rừng. Trên rừng rất nhiều gỗ quý, nhiều cây thuốc quí và muông thú quý. Trong núi có nhiều khoáng sản, dưới sông có nhiều cá ngon, nước sông có nhiều phù sa. Tổ tiên ta kiên cường, giang sơn ta gấm vóc.
Ông Chi học xong rồi Ông thắc mắc tại sao thầy giáo Nguyễn Tất Thành dạy rừng núi, sông ngòi, đất đai là của ta, thế mà bây giờ Tây nó lại lấy. Đời sống của người lao động thì khổ cực, nghèo đói. Ông chỉ suy nghĩ và càng thấm thía những lời giảng của thầy giáo Thành gieo vào lòng tuổi trẻ nhiều ý nghĩa. Ông và các bạn ở trường Dục Thanh cũ dần dần ghét Tây. Từ đó, ông bắt đầu đi tìm cách mạng và ông cũng như nhiều bạn bè khác trở nên người Công sản.
Những bài học gần gũi của Bác ngày ấy đã góp phần gieo những hạt giống cách mạng cho ngày sau.
Rời Phan Thiết, Bác Hồ đi vào Sài Gòn học nghề rồi Bác xin vào làm dưới tàu chuyên chở thực phẩm cho Pháp ở thuộc địa. Khi Bác rủ thêm một người bạn cùng đi Pháp, Người bạn đó trả lời:
Ta đi Pháp sẽ chết đói thôi, bởi vì chúng ta không có tiền.
Bác đã giơ tay ra và nói:
- Tiền là ở đây, vàng là ở đây. Chúng ta còn trẻ. Chúng ta sẽ làm lụng để sống.
Với Câu hỏi Tại sao Bác Hồ lại nghĩ sang Pháp tìm đường cứu nước? Trong cuốn lược dịch “Binh thư Tôn Tử” của Bác cho chúng ta thấy đó là chiến lược của Bác. Bác vẫn thường dạy học trò rằng “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”, chúng ta càng thấy rõ việc Bác đi Pháp là suy nghĩ chín chắn. Bác thấy những từ Pháp “Tự do, bình đẳng, bác ái rất hay, Bác muốn biết đằng sau những từ ấy ẩn giấu cái gì...”
Bác đã đi khắp năm châu, bốn bể trải qua nhiều nghề vất vả. Bác làm việc rất khẩn trương để có đủ tiền sống. Ngoài việc, dành nhiều thời gian vào thư viện đọc sách, Bác còn tranh thủ đi nghe người ta giảng thuyết để học tập. Ở Pháp, Bác tham gia phong trào của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Pháp rồi Bác vào đảng xã hội Pháp.
Khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, Bác vui mừng, phấn khởi.
Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản thành lập, Lênin có đọc bản luận cương về cách mạng thuộc địa. Khi tiếp thu bản luận cương ấy, Bác đã nói:
Luận cương của Lênin đã làm cho tôi rất xúc động, phấn khởi sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng phát khóc, ngồi một mình trong phòng mà nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày, đây là cái cần thiết cho chúng ta?
Bác tiếp thu điều này rất sâu sắc, từ đó Bác tìm ra con đường đúng đắn để giành độc lập tự do cho dân tộc. Báo Gramma Cuba đã viết: “Nhân loại tiến bộ trên thế giới đời đời mắc nợ nhân dân Việt Nam”. Dư luận nhiều nước trên thế giới nêu rõ: Các Mác đề ra chủ nghĩa xã hội khoa học, Lênin là người tổ chức thực hiện. Lênin là người đề ra cách mạng ở các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh là người tổ chức thực hiện và rút ra những kinh nghiệm quý báu.
Lời Bác dạy:
Không có việc gì khó,
Chỉ sợ lòng không bền.
Đào núi và lấp biển,
Quyết chí ắt làm nên.
Chỉ có hai bàn tay trắng mà Bác xây dựng cả sơn hà.
Vàng là ở đôi bàn tay lao động, như thế đấy!
Chi bộ Văn phòng

Số lượt người xem: 13320    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

Tìm kiếm