SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
3
8
1
8
3
0
0
Tin tức sự kiện 03 Tháng Mười Hai 2013 4:30:00 CH

Đạo đức là cái gốc của người cách mạng

Trong buổi lễ chào cờ đầu tuần sáng thứ hai ngày 02/12/2013, Chi bộ Công sản đã kể câu chuyện về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với chủ đề “Đạo đức là cái gốc của người cách mạng”
Đại diện Chi bộ Công sản kể chuyện Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

 

Phong cách Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô cùng to lớn của Đảng, của dân tộc ta, mãi mãi là nguồn sáng bất tận soi rọi vào mỗi tâm hồn con người Việt Nam, hướng cho mọi người đến với chân, thiện, mỹ của cuộc sống. Học tập và làm theo phong cách của Người có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay, giúp cán bộ, đảng viên phải luôn luôn tự tu dưỡng, rèn luyện để trở thành những người có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống giản dị, trong sáng, luôn gắn bó mặt thiết với nhân dân, luôn lấy lợi ích của nhân dân làm mục đích hoạt động của mình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong cuốn “Sửa đổi lối làm việc”, Người khẳng định: đạo đức là cái gốc của người cách mạng.
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”.
Đối với người công chức, đạo đức càng quan trọng. Công chức là cầu nối giữa Nhà nước và nhân dân, ngoài năng lực, người công chức phải thực sự là những người có tư cách đạo đức tốt. Bởi lẽ, như Bác nói, “Quần chúng chỉ quí mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. Bác cũng nói: “Nói chung thì các dân tộc phương Đông giàu tình cảm và đối với họ, một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Điều đó cho thấy, mọi cán bộ, công chức phải làm kiểu mẫu trong công tác và lối sống, trong mọi lúc mọi nơi. Nói cách khác, tư cách đạo đức của mỗi công chức đều có tác động mạnh mẽ đến người dân. Nếu không có đạo đức tốt, người công chức sẽ trở thành tấm gương xấu có thể gây mất lòng tin và giảm hiệu quả hoạt động của cả bộ máy hành chính.
Tháng 3/1947, Bác kêu gọi thi đua xây dựng “đời sống mới là cần, kiệm, liêm, chính”. Sau đó, Bác viết tác phẩm “Cần, kiệm, liêm, chính”, trong đó, Bác coi đó là bốn đức tính không thể thiếu, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương. Bác viết:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
 Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
 Người có bốn đức: Cần, kiệm, liêm, chính.
Thiếu một mùa thì không thành trời.
Thiếu một phương thì không thành đất.
Thiếu một đức thì không thành người”.
Như vậy, đối với Bác, đức tính Cần, Kiệm, Liêm, Chính là nền tảng của đời sống mới, là phẩm chất hàng đầu của đạo đức. Bốn đức tính này trở thành nền tảng cơ bản để trở thành một con người có đạo đức, cơ bản đến mức, “thiếu một đức thì không thành người”. Đây là những đức tính mà bản thân mỗi cán bộ, công chức lấy đó để điều chỉnh, soi rọi, thực hiện trong mọi hoạt động.
Nội dung cụ thể của bốn chữ này áp dụng cho đội ngũ công chức được Bác diễn giải hết sức dễ hiểu và thấu đáo, cụ thể và gần gũi.
 Trước hết, nói về Cần, Bác nói: “Làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ về sớm. Làm cho chóng, cho chu đáo. Việc ngày nào nên làm xong ngày ấy, chớ để ngày mai”. Bác còn nói: “Phải nhớ rằng: Dân đã lấy tiền mồ hôi, nước mắt để trả lương cho ta trong những thì giờ đó. Ai lười biếng tức là lừa gạt dân”.
Về Kiệm: “là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ của dân, của nước, của bản thân mình; tiết kiệm từ cái to tới cái nhỏ”.
Bác cũng nói rõ: tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không phải là gặp việc gì đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng không tiêu. Khi có việc đáng làm, việc có ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới là kiệm.
Nói về Liêm, Bác yêu cầu “những người trong công sở phải lấy liêm làm đầu”, nghĩa là “luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân”, “không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà nước, của nhân dân”, “không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham tâng bốc mình”.
Về chữ Chính, Bác dặn người công chức: “mình là người làm việc cần phải có công tâm, công đức. Chớ đem của công dùng vào việc tư. Chớ đem người tư làm việc công. Việc gì cũng phải công minh, chính trực, không nên vì tư ân, tư huệ hay tư thù, tư oán”.
Theo Bác, Chính còn có nghĩa là “ngay thẳng, là đúng đắn, chính trực. Đối với mình không tự cao tự đại; đối với người không nịnh trên, khinh dưới, không dối trá, lừa lọc; luôn giữ thái độ chân thành khiêm tốn, đoàn kết. Đối với việc thì để công lên trên lên trước việc tư. Việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng phải tránh”.

Chi bộ Công sản


Số lượt người xem: 11446    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

Tìm kiếm