SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
3
9
6
3
3
2
5
Tin tức sự kiện 30 Tháng Ba 2018 2:45:00 CH

Triển khai ứng dụng công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong lĩnh vực Tài chính – Ngân sách

Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp của hệ thống kết nối số hóa – vật lý – sinh học và sự đột phá của Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo đang tác động đến toàn thế giới.


 

Ảnh minh họa. Nguồn internet

 

Ban Cán sự Đảng bộ Tài chính yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, các tổ chức, đơn vị trong ngành Tài chính tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tiếp cận một cách nhanh nhất với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 như: áp dụng công nghệ ảo hóa máy chủ  nhằm tối ưu hóa hiệu quả đầu tư phần cứng; triển khai công nghệ phân tích dữ liệu lớn; bước đầu ứng dụng công nghệ mạng xã hội, công nghệ di động trong việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, hệ thống thuế điện tử, hải quan điện tử, hệ thống quản lý hải quan tự động tại cảng biển, hệ thống một cửa quốc gia hải quan ASEAN.
Để hoàn thành các yêu cầu, nhiệm vụ đã đề ra, Bộ Tài chính đặt ra các mục tiêu tổng quát và cụ thể đến năm 2025, chủ động áp dụng các thành quả công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, xây dựng nền tảng quản trị thông minh, cung cấp các dịch vụ tài chính thông minh, tham gia tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế số. Đến năm 2025, hoàn thành xây dựng Tài chính điện tử và cơ bản thiết lập nền tảng Tài chính số hiện đại, bền vững, công khai, minh bạch dựa trên dữ liệu lớn, dữ liệu tài chính mở và hệ sinh thái Tài chính số. Ngành Tài chính đóng vai trò kiến tạo, kết nối, chia sẻ dữ liệu và các nền tảng số hóa, đáp ứng toàn diện nhu cầu giao dịch tài chính công, nhu cầu khai thác sử dụng thông tin số của Chính phủ, người dân, doanh nghiệp và các tổ chức. Đồng thời, xây dựng các giải pháp cụ thể như:
- Xây dựng chiến lược và hoàn thiện cơ chế, chính sách chuyển đổi số; Tiếp tục xây dựng, phát triển tài chính điện tử, hình thành hệ sinh thái tài chính số; Ứng dụng mạnh mẽ hơn công nghệ mới vào các lĩnh vực hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành của ngành thông qua việc hình thành các hợp tác chiến lược, các đề án, dự án đầu tư; chú trọng đề xuất về dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, internet kết nối vạn vật. Trước mắt tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: Triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử và hoàn thành xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính trên cơ sở tích hợp, liên thông và chia sẻ thông tin trong ngành Tài chính; Rà soát, đánh giá việc liên thông các hệ thống thông tin nghiệp vụ quản lý chuyên ngành và quản lý nội bộ ngành Tài chính, từ đó thực hiện nâng cấp, triển khai mới các hệ thống thông tin kết nối, liên thông; Triển khai hệ thống báo cáo tích hợp ngành Tài chính, hỗ trợ ra quyết định cho lãnh đạo dựa trên dữ liệu lớn và dữ liệu tích hợp ngành Tài chính; Khai thác, sử dụng các dịch vụ tài chính công mới được xây dựng bởi bên thứ 3 trên dữ liệu lớn và dữ liệu tích hợp ngành Tài chính; Khai thác, sử dụng các dịch vụ tài chính công mới được xây dựng bởi bên thứ 3 trên dữ liệu tài chính mở của ngành Tài chính; Ứng dụng công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong các lĩnh vực hải quan, thuế
- Triển khai dịch vụ hạ tầng và an toàn bảo mật thông tin tài chính.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức, đào tạo kiến thức về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4…

Số lượt người xem: 2029    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

Tìm kiếm