SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
3
9
7
2
7
9
8
Tin tức sự kiện 30 Tháng Mười Hai 2016 2:20:00 CH

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về dân chủ trong Đảng

Người từng khẳng định: để Đảng ta “tuy nhiều người nhưng khi tiến đánh chỉ như một người”, thống nhất và phát huy được sức mạnh thì trong Đảng, mọi đảng viên đều phải quán triệt sâu sắc nguyên tắc tập trung trên nền tảng dân chủ và dân chủ nhưng phải dưới sự chỉ đạo tập trung. Theo Hồ Chí Minh, đó là nguyên tắc cốt lõi trong Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh họp với Thường vụ Trung ương Đảng
quyết định mở Chiến dịch Biên Giới (1950). Nguồn Internet

 

Trong bài: Phải làm theo kỷ luật của Đảng, tháng 8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Chủ trương của Đảng ta là: trong nội bộ thì mở rộng dân chủ, tự phê bình và phê bình. Nguyên tắc tổ chức thì cực kỳ nghiêm, tức là bất kỳ ở hoàn cảnh nào, mọi đảng viên và cán bộ cũng phải thật thà và triệt để chấp hành chính sách và nghị quyết của Đảng”. Đó chính là thực hiện dân chủ trong nội bộ Đảng một cách nghiêm túc nhất.
Trong nguyên tắc sinh hoạt Đảng, trước khi quyết định bất cứ vấn đề nào, đảng viên được quyền thảo luận, phát biểu ý kiến và khi đa số đã quyết nghị thì tất cả đảng viên đều phải chấp hành, bởi thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Không chỉ giữ chủ nghĩa cho vững, quyết đoán, dũng cảm mà việc mỗi đảng viên phải “phục tùng đoàn thể” cũng là một nguyên tắc để thực hiện dân chủ trong nội bộ Đảng.
Ý thức về điều này và những nguy cơ tiềm ẩn từ việc không thực hiện dân chủ thực sự trong nội bộ Đảng đã sớm được Người nêu ra trong tác phẩm Đường Kách mệnh, xuất bản đầu năm 1927. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân chủ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa nam và nữ, giữa người già và người trẻ, tạo thành sức mạnh của khối đoàn kết thống nhất trong Đảng là dân chủ thực sự. Dân chủ thành tâm, dân chủ để đoàn kết là “dân chủ thật thà trong Đảng”.
Dân chủ trong Đảng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn là mỗi người cán bộ, đảng viên phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và nâng cao tinh thần phụ trách trước tổ chức, vì lợi ích của Tổ quốc và Nhân dân. Dân chủ phải trở thành một nguyên tắc, một nề nếp và thực hành dân chủ để làm cho mọi cán bộ đảng viên “ai cũng được hưởng quyền dân chủ, tự do”, thì Đảng mới có nguồn sức mạnh nội lực để chống lại những thói hư, tật xấu, những tàn dư của chủ nghĩa cá nhân.
Tuy nhiên, trong khi nêu cao và kiên quyết thực hiện dân chủ trong nội bộ Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng không quên cảnh báo và nhắc nhở rằng, dân chủ trong nội bộ Đảng phải là dân chủ thật thà, còn dân chủ theo kiểu bị cắt xén, dân chủ nửa vời, không đầy đủ, thậm chí dân chủ giả hiệu, dân chủ theo kiểu “theo đuôi quần chúng”, sẽ nhanh chóng chuyển sang bè cánh, phe phái, và hơn thế nữa, đó là lý thuyết “dân chủ”, nhưng thực tế là “quan chủ”.
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân chủ trong Đảng đồng nghĩa với không khi nào được dùng mệnh lệnh, không dùng sự áp đặt trong công tác, mà phải chú ý, phải kiểm tra công tác Đảng của các tổ chức cấp dưới, để đôn đốc, nhắc nhở và đặc biệt là không khi nào được rời xa quần chúng, làm tan vỡ mối liên hệ máu thị Đảng – Dân. Vì vậy, dân chủ trong nội bộ Đảng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là sự cảm thông, ghi nhận năng lực, sở trường; là tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất để mỗi đảng viên làm chủ công việc mà mình được giao phó, làm cho họ tự ý thức và phát huy được vai trò người làm chủ và gương mẫu của mình. Làm tốt điều đó, sẽ tránh được tình trạng “nội bộ Đảng âm u, cán bộ trở nên những cái máy, trong lòng uất ức, không dám nói ra, do uất ức mà hóa ra oán ghét, chán nản” như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ.
Đề cập đến vân đề dân chủ trong nội bộ Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ yêu cầu mỗi cán bộ đảng viên mạnh bạo đề ra ý kiến, Người còn nhắc nhở mỗi cán bộ đảng viên hãy luôn luôn thực hiện, nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình như “rửa mặt hàng ngày”.
Theo Người, tự phê bình và phê bình là thang thuốc đặc hiệu và chỉ có một Đảng chân chính cách mạng, thực sự dân chủ mới dám mạnh dạn phê bình, hoan nghênh phê bình và kiên quyết sửa chữa khuyết điểm, để luôn trong sạch vững mạnh. Đặc biệt, lề lối làm việc trong Đảng phải dân chủ , cấp trên phải thường xuyên kiểm tra cấp dưới và ngược lại, cấp dưới cũng phải thường xuyên phê bình cấp trên, thì nội bộ Đảng mới thực sự đoàn kết và sức mạnh của sự thống nhất mới được nhân lên. Cũng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi người cán bộ đảng viên, khi được góp ý phê bình thì phải dũng cảm thừa nhận, sửa chữa và chính Người cũng là một mẫu mực của tinh thần tự phê bình và phê bình theo tinh thần của Lênin: “Bị một phen thất bại không nguy hiểm bằng không dám thừa nhận thất bại”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đồng thời chỉ ra ứng xử văn hóa trong phê bình và tự phê bình để thực hiện dân chủ thực sự trong nội bộ Đảng. Theo Người, mỗi khi bị phê bình (dù có những điều chưa hẳn đúng), người cán bộ đảng viên cũng chớ nên quở trách, diễu cợt cán bộ đã phê bình mình. Bởi rằng, thái độ cầu thị của cấp trên, sự thành tâm của cấp dưới khi tiến hành phê bình công khai và phê bình một cách có văn hóa “trên cơ sở tình thương yêu đồng chí lẫn nhau”, sẽ giúp mỗi người hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau, và đó mới thực sự là dân chủ trong nội bộ Đảng như Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn.

Phần kể chuyên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của Chi bộ Thanht ra


Số lượt người xem: 2597    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

Tìm kiếm