- Giám định tư pháp về kế toán, kiểm toán;
- Giám định tư pháp về giá; giám định tư pháp về chứng khoán;
- Giám định tư pháp về thuế; Giám định tư pháp về hải quan;
- Giám định tư pháp về tài sản công;
- Giám định tư pháp về tài chính doanh nghiệp;
- Giám định tư pháp về các lĩnh vực tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, so với quy định hiện hành tại Thông tư số 138/2013/TT-BTC ngày 09/10/2013 của Bộ Tài chính, Thông tư số 40/2022/TT-BTC đã bổ sung thêm 02 lĩnh vực giám định tư pháp là giám định tư pháp về tài sản công và giám định tư pháp về tài chính doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Thông tư số 40/2022/TT-BTC đã bổ sung các quy định cụ thể về giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính như: tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp, lựa chọn người giám định tư pháp theo vụ việc (điều 5); hồ sơ bổ nhiệm, cấp thẻ, miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp (điều 6); trình tự, thủ tục bổ nhiệm, cấp thẻ, miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp (điều 7); cấp lại thẻ giám định viên tư pháp (điều 8) và trình tự, thủ tục công nhận, hủy bỏ công nhận, đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc (điều 9).
Về quy trình thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính, Thông tư số 40/2022/TT-BTC đã bổ sung quy trình tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính đối với Sở Tài chính (điều 10); quy định về chuẩn bị giám định tư pháp (điều 13) và quy định về thời gian giám định tư pháp trong lĩnh vự tài chính (điều 15).
Thông tư số 40/2022/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2022 và thay thế Thông tư số 138/2013/TT-BTC ngày 09/10/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Luật Giám định tư pháp và Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp./.
>> Đính kèm tệp tin: Thông tư số 40/2022/TT-BTC.pdf