Điều 1: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định việc xây dựng, phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra; xây dựng, ban hành kế hoạch thanh tra hằng năm của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra theo quy định tại Điều 9 Luật Thanh tra; xử lý chồng chéo, trùng lặp, điều chỉnh kế hoạch thanh tra; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra.
2. Thông tư này áp dụng đối với Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra trong việc xây dựng, phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra, ban hành kế hoạch thanh tra; xử lý chồng chéo, trùng lặp, điều chỉnh kế hoạch thanh tra; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra.
Điều 2: Nguyên tắc xây dựng Định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra
Điều 3: Căn cứ để xây dựng Định hướng chương trình thanh tra
Điều 4: Thu thập thông tin, tài liệu để xây dựng Định hướng chương trình thanh tra
Điều 5: Nội dung Định hướng chương trình thanh tra
Điều 6: Trình tự, thủ tục xây dựng Định hướng chương trình thanh tra
Điều 7: Trình phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra
Điều 8: Nội dung của kế hoạch thanh tra
Điều 9: Xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ
Điều 10: Xây dựng kế hoạch thanh tra của Bộ
Điều 11: Xây dựng kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Điều 12: Xây dựng kế hoạch thanh tra của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Điều 13: Xây dựng kế hoạch thanh tra của tỉnh
1. Kế hoạch thanh tra của tỉnh bao gồm các kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở và Thanh tra huyện.
2. Căn cứ xây dựng kế hoạch thanh tra:
a) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện;
b) Định hướng chương trình thanh tra đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra của Tổng Thanh tra Chính phủ;
c) Yêu cầu công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Yêu cầu công tác quản lý nhà nước và việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của địa phương;
đ) Vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được đăng tải trên báo chí hoặc dư luận xã hội quan tâm;
e) Căn cứ khác theo quy định của pháp luật.
3. Trách nhiệm xây dựng kế hoạch thanh tra:
a) Chánh Thanh tra tỉnh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh;
b) Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra huyện có trách nhiệm xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của cơ quan mình, xin ý kiến Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện xem xét, quyết định và gửi về Thanh tra tỉnh chậm nhất vào ngày 10 tháng 11 hằng năm để tổng hợp.
4. Thông tin, tài liệu để xây dựng kế hoạch thanh tra:
Thông tin, tài liệu để xây dựng kế hoạch thanh tra bao gồm các thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này và các thông tin, tài liệu do Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện thu thập cung cấp.
Điều 14: Việc phối hợp giữa các cơ quan thanh tra trong xây dựng, ban hành kế hoạch thanh tra
Điều 15: Căn cứ điều chỉnh kế hoạch thanh tra
Điều 16: Trình tự, thủ tục điều chỉnh kế hoạch thanh tra
Điều 17: Theo dõi, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra
Điều 18: Kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra
Điều 19: Tổ chức thực hiện
Điều 20: Khen thưởng, xử lý vi phạm
Điều 21: Hiệu lực thi hành