1. Thủ tục kê khai tài sản, thu nhập
a) Thời điểm hoàn thành kê khai lần đầu:
- Người đang giữ vị trí công tác quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 của Luật Phòng, chống tham nhũng phải hoàn thành việc kê khai trước ngày 31/3/2021 (theo hướng dẫn tại công văn số 252/TTCP-C.IV ngày 19/2/2021 của Thanh tra Chính phủ).
- Người lần đầu giữ vị trí công tác quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 Luật Phòng, chống tham nhũng phải hoàn thành việc kê khai chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được tiếp nhận, tuyển dụng, bố trí vào vị trí công tác.
b) Thời điểm hoàn thành việc kê khai bổ sung: Khi người có nghĩa vụ kê khai có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 của năm có biến động về tài sản, thu nhập.
c) Thời điểm hoàn thành việc kê khai hàng năm: Người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên; người làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ phải hoàn thành việc kê khai trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
d) Thời điểm hoàn thành việc kê khai phục vụ công tác cán bộ:
- Người có nghĩa vụ kê khai quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 khi dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác phải hoàn thành kê khai chậm nhất là 10 ngày trước ngày dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác;
- Người có nghĩa vụ kê khai quy định tại khoản 4 Điều 34 của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 việc kê khai được thực hiện theo quy định của pháp luật về bầu cử.
đ) Địa điểm thực hiện:
- Cơ quan nhà nước các cấp (UBND Thành phố Hồ Chí Minh, các sở, ban, ngành; UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn).
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương.
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương.
2. Thủ tục xác minh tài sản, thu nhập
a) Thời hạn giải quyết: Không quá 115 ngày (trong đó thời hạn xác minh là 45 ngày, trường hợp phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 90 ngày; thời hạn ban hành kết luận là 10 ngày, trường hợp phức tạp có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày; thời hạn công khai kết luận là 05 ngày làm việc).
b) Địa điểm thực hiện: Thanh tra Thành phố.
3. Thủ tục tiếp nhận yêu cầu giải trình
a) Thời hạn giải quyết: Thời hạn ra thông báo tiếp nhận hoặc từ chối giải trình là 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu giải trình.
b) Địa điểm thực hiện: Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước, bao gồm:
- Cơ quan nhà nước (UBND Thành phố Hồ Chí Minh, các Sở, ban, ngành; UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn).
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương.
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương.
- Tổ chức, đơn vị khác do chính quyền địa phương thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do chính quyền địa phương trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội.
4. Thủ tục thực hiện việc giải trình
a) Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn thực hiện việc giải trình không quá 15 ngày kể từ ngày ra thông báo tiếp nhận yêu cầu giải trình.
- Trường hợp có nội dung phức tạp thì có thể gia hạn 01 lần, thời gian gia hạn không quá 15 ngày và phải thông báo bằng văn bản đến người yêu cầu giải trình.
b) Địa điểm thực hiện: Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước, bao gồm:
- Cơ quan nhà nước (UBND Thành phố Hồ Chí Minh, các Sở, ban, ngành; UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn).
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương.
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương.
- Tổ chức, đơn vị khác do chính quyền địa phương thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do chính quyền địa phương trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội.