Ngày 23/12/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, thay thế Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022.
Theo đó, Nghị định số 118/2021/NĐ-CP đã có một số điểm mới cần nghiên cứu để áp dụng trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể:
- Quy định việc lựa chọn văn bản quy phạm pháp luật để xử phạt (Điều 7), được thực hiện theo Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Quy định về tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính (Điều 3), được bổ sung Chi nhánh, Văn phòng đại diện.
- Nguyên tắc xác định hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện, hành vi vi vi phạm hành chính đã kết thúc để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính (Điều 8).
- Nguyên tắc áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với hành vi vi phạm hành chính (Điều 9).
- Quy định về giao quyền cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính (Điều 10).
- Quy định về thời hạn lập Biên bản vi phạm hành chính, thời hạn chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt, đối tượng ký biên bản vi phạm hành chính (Điều 12).
- Quy định về việc thực hiện giải trình vi phạm hành chính (Điều 17).
- Quy định các trường hợp hủy quyết định xử phạt vi phạm hành chính (Điều 13, Điều 14).
- Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính (Điều 27).
- Biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính, có 74 mẫu quyết định và biên bản.