Thanh tra Sở Tài chính tổ chức sinh hoạt chuyên đề về “Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại và một số điểm mới cần lưu ý của Nghị định số 124/2020/NĐ-CP” trong toàn thể công chức thanh tra.
Tại buổi sinh hoạt, Tổ Thanh tra phụ trách công tác tiếp công dân, xử lý khiếu nại, tố cáo trình bày những nội dung trọng tâm về công tác giải quyết khiếu nại như sau:
Sau khi trao đổi, thảo luận một số vấn đề liên quan đến công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, để kiểm tra lại kiến thức cập nhật, công chức thanh tra thực hiện bài thu hoạch.
Kết thúc buổi sinh hoạt, Lãnh đạo Thanh tra Sở Tài chính chủ trì chỉ đạo công chức Thanh tra tiếp tục nghiên cứu những văn bản, chế độ quy định có liên quan để không ngừng nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu nại tại Sở Tài chính./.
- Khái quát chung về công tác giải quyết khiếu nại:
+ Các khái niệm;
+ Các trường hợp khiếu nại không được thụ lý giải quyết;
- Giải quyết khiếu nại lần 1:
+ Tiếp nhận đơn khiếu nại: hình thức khiếu nại; Đại diện thực hiện việc khiếu nại đối với cá nhân, tổ chức.
+ Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần 1: thụ lý, chuẩn bị xác minh nội dung khiếu nại; tiến hành xác minh nội dung khiếu nại; ban hành, gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu nại và lập, quản lý hồ sơ giải quyết khiếu nại; thời hạn giải quyết.
- Giải quyết khiếu nại lần 2:
+ Tiếp nhận đơn khiếu nại: điều kiện thực hiện khiếu nại lần 2; thành phần hồ sơ.
+ Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần 2: tổ chức đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại lần 2; ban hành, gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu nại và lập, quản lý hồ sơ giải quyết khiếu nại; thời hạn giải quyết; các cơ quan có thẩm quyền.
- Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật;
- Xử lý vi phạm pháp luật trong giải quyết khiếu nại:
+ Nguyên tắc xử lý hành vi vi phạm;
+ Xử lý kỷ luật: xử lý kỷ luật đối với người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại; xử lý kỷ luật đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại; xử lý kỷ luật đối với người có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Bên cạnh đó, Thanh tra Sở Tài chính trao đổi, thảo luận một số điểm mới cần lưu ý của Nghị định số 124/2020/NĐ-CP như sau:
- Thứ nhất, về hình thức khiếu nại: Nghị định số 124/2020/NĐ-CP chính thức có quy định về mẫu đơn khiếu nại (mẫu số 01) và hướng dẫn chi tiết cho quy định về hình thức khiếu nại của Luật Khiếu nại 2011.
- Thứ hai, về đại diện thực hiện khiếu nại: Luật Khiếu nại quy định người khiếu nại là cá nhân có thể ủy quyền cho luật sự, trợ giúp viên pháp lý nhưng không quy định việc người đại diện của cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu nại có được ủy quyền cho luật sư để thực hiện việc khiếu nại hay không. Trường hợp đang thực hiện việc khiếu nại mà người khiếu nại bị chết, mất tích thì xử lý như thế nào có giải quyết tiếp không, hay đình chỉ giải quyết, trong khi quy định về đình chỉ trong Luật Khiếu nại chỉ quy định đình chỉ khi người khiếu nại rút đơn. Những bất cập mà Luật Khiếu nại hay Nghị định số 75/2020/NĐ-CP chưa giải quyết được, đã được Nghị định số 124/2020/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể.
- Thứ ba, về giải quyết khiếu nại lần 2: quy định của Nghị định 124/2020/NĐ-CP về giải quyết khiếu nại lần 2 đã nêu rõ điều kiện thực hiện khiếu nại lần 2, tháo gỡ những bất cập trong tên gọi ban hành quyết định giải quyết của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai, hay hồ sơ công dân phải cung cấp trong trường hợp quá thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết. Đặc biệt, trong Nghị định số 124/2020/NĐ-CP về khiếu nại lần hai đã bổ sung thêm quy định về xử lý vi phạm đối với trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu, tránh việc “ỷ lại” của cấp dưới cho cấp trên trong giải quyết khiếu nại hành chính.
- Thứ tư, về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực: Nghị định 75/2012/NĐ-CP chỉ quy định chung về trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Nghị định 124/2020/NĐ-CP đã quy định rõ trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực.
- Thứ năm, Nghị định 124/2020/NĐ-CP đã quy định cụ thể nguyên tắc xử lý hành vi vi phạm như sau: người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại, người có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật mà có hành vi vi phạm luật khiếu nại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật bằng các Hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc bồi hoàn theo quy định của pháp luật.