|
Ảnh minh họa |
Thanh tra Sở đã thực hiện các cuộc thanh tra với tinh thần nâng cao chất lượng, khách quan, công tâm, đúng quy định của pháp luật, hướng đến việc thực hiện kết luận thanh tra có hiệu quả và quyết liệt vào cuộc, phát huy tính tích cực của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội.
Thời hạn thanh tra là khoảng thời gian được Luật Thanh tra xác định rõ cho mỗi cuộc thanh tra hành chính theo thẩm quyền. Đây là một trong những vấn đề mà các Đoàn Thanh tra hay “mắc” phải trong quá trình thực hiện Quyết định Thanh tra.
Tại Khoản 1, Điều 45 Luật Thanh tra năm 2010 thời hạn tiến hành một cuộc thanh tra được quy định: “…Cuộc Thanh tra do Thanh tra huyện, Thanh tra Sở tiến hành không quá 30 ngày, ở miền núi biên giới hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày. Thời hạn cuộc Thanh tra được tính từ ngày công bố Quyết định Thanh tra, đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra; việc kéo dài thời gian thanh tra do người ra Quyết định Thanh tra quyết định”.
Để việc chấp hành thời gian của các Đoàn Thanh tra hành chính theo đúng quy định của Pháp luật Thanh tra, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:
1. Tổ chức Thanh tra các cấp cần quán triệt đầy đủ, sâu sắc cho cán bộ, thanh tra viên ý nghĩa của việc chấp hành đúng quy định thời hạn thanh tra, nhằm tăng cường tính chuyên nghiệp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác thanh tra.
2. Các yếu tố trong Quyết định Thanh tra; Thời hạn thanh tra, nội dung thanh tra, thành viên Đoàn Thanh tra phải phù hợp, đảm bảo, cân đối, tránh tình trạng khập khiễng, không phù hợp. Coi trọng việc xây dựng, duyệt đề cương, kế hoạch thanh tra: Kế hoạch Thanh tra phải chi tiết, cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm.