|
Ảnh minh họa. Nguồn Internet |
Theo đó, giao cho cơ quan thu, các Sở, cơ quan ngang Sở và Ủy ban nhân dân quận – huyện chỉ tiêu về dự toán thu – chi ngân sách nhà nước năm 2016 như sau:
- Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn: 298.300 tỷ đồng (trong đó thu ngân sách nhà nước phần nội địa phấn đấu tăng tối thiểu 5% so chỉ tiêu pháp lệnh 177.600 tỷ đồng; thu từ dầu thô 18.200 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 102.500 tỷ đồng).
- Thu quản lý qua ngân sách nhà nước: 2.500 tỷ đồng (bao gồm thu từ hoạt động xổ số kiến thiết 2.150 tỷ đồng và thu từ phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 350 tỷ đồng).
- Tổng chi ngân sách địa phương: 63.800 tỷ đồng (trong đó chi thường xuyên là 34.630 tỷ đồng).
Căn cứ dự toán ngân sách năm 2016 được giao, các sở, ban – ngành, Ủy ban nhân dân quận – huyện, các cơ quan, đơn vị tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn để thực hiện cải cách tiền lương trong năm 2016 như sau:
- Sử dụng 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ tiền lương và các khoản có tính chất lương).
- Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2016 của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có thu. Riêng đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành y tế, sử dụng tối thiểu 35% số thu để lại theo chế độ (sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao, kinh phí chi trả phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật nếu đã kết cấu trong giá dịch vụ, khám chữa bệnh).
- Sử dụng 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương (bao gồm cả dự toán và trong tổ chức thực hiện).
Ngoài tiết kiệm 10% chi thường xuyên nêu trên, thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên (trừ tiền lương và các khoản có tính chất lương) và giữ lại phần tiết kiệm ở các cấp ngân sách để bố trí thực hiện cải cách tiền lương.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận – huyện, phường – xã, thị trấn, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố trong việc bảo đảm thực hiện đúng chỉ tiêu được giao./.
NS