SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
3
8
2
5
1
7
3
Tin tức sự kiện 06 Tháng Bảy 2015 8:55:00 SA

Kể chuyện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Kỷ niệm 104 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911 – 05/6/2015)

Ngày 01/9/1858 thực dân Pháp nổ súng đánh phá bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn nhu nhược đầu hàng, nước ta trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.
Đại diện Chi bộ Văn phòng kể chuyện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

 

Thời gian này, những nhà cách mạng như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh cũng như các sĩ phu yêu nước khác đều không thể tìm được phương hướng đúng đắn cho cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc, các cuộc khởi nghĩa đều hoàn toàn thất bại.
Trước yêu cầu cấp bách phải tìm một con đường cứu nước mới, người thanh niên Nguyễn Tất Thành, với tên gọi là Văn Ba, trên con tàu  Latútsơ Tơrevin, đã ra đi từ Bến Nhà Rồng để tìm con đường giải phóng dân tộc, đất nước. Trong anh nung nấu một quyết tâm cháy bỏng: "Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu". Nguyễn Tất Thành đã tìm đường sang nước Pháp. Trong 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã ở Pháp hơn 6 năm.
Ngày đầu tiên đặt chân lên đất Pháp, Người chứng kiến ở nước Pháp cũng có những người nghèo như ở Việt Nam.
 Khoảng đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành gia nhập Đảng Xã hội Pháp
Ngày 18/6/1919, tại Hội nghị hòa bình Paris được tổ chức tại VecXây, Nguyễn Tất Thành đã gửi Bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” ký tên là Nguyễn Ái Quốc. Bản Yêu sách gồm tám điểm, vạch trần bản chất giả dối của các cường quốc thống trị, phản ánh nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.
Vào một ngày tháng 7/1920, ngồi trong căn nhà số 9 ngõ Compoint, quận 17, ngoại ô Paris, lần đầu tiên Nguyễn Tất Thành đã đọc tác phẩm “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin được đăng trên báo Nhân Đạo. Nguyễn Tất Thành đã phát khóc và reo lên như đang nói với đồng bào của mình “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”.
Từ ngày 25 đến ngày 30/12/1920, Nguyễn Tất Thành với tên gọi là Nguyễn Ái Quốc, là đại biểu chính thức và duy nhất của các nước thuộc địa Đông Dương tham gia Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp diễn ra tại thành phố Tua. Tại đại hội lịch sử này, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế III - Quốc tế cộng sản, trở thành người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
Đây là sự kiện chính trị vô cùng quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, đánh dấu một bước chuyển biến quyết định trong nhận thức của Người về sức mạnh của nhân dân lao động, về mối quan hệ giữa các dân tộc bị áp bức, giữa cách mạng ở các nước thuộc địa và các nước chính quốc trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản của giai cấp công nhân, về chính quyền cách mạng …
Ngày 01/4/1922, tại ngôi nhà số 16 đường Tack Tailour, quận 6, thành phố Paris, Nguyễn Ái Quốc đã cùng một số nhà cách mạng thuộc địa lập ra báo Le Paria (Người cùng khổ), là cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp thuộc địa, nhằm tố cáo chính sách đàn áp, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc nói chung và thực dân Pháp nói riêng. Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra Tuyên Ngôn “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại”. Báo Người cùng khổ đã tạo một luồng gió mới thổi đến nhân dân các nước bị áp bức, đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Ra đi là Văn Ba - Nguyễn Tất Thành, trở về là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Người đã trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, giành lại chính quyền về tay nhân dân, giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi áp bức bóc lột.
Chi bộ Văn phòng

Số lượt người xem: 3907    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

Tìm kiếm