|
Đại diện Chi bộ Ngân sách kể chuyện Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM |
1. Nói đi đôi với làm – một nội dung lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nói đi đôi với làm, tưởng chừng là việc nhỏ, đơn giản. Nhưng lại là vấn đề mà suốt cả cuộc đời của mình, Hồ Chí Minh luôn dạy và nhắc nhở các thế hệ người Việt Nam ta. Và bản thân Người là tấm gương sáng về nói đi đôi với làm, mà ngày nay toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vẫn ra sức học tập và làm theo Người.
Đầu thế kỷ XX, sau mười năm bôn ba, học hỏi kinh nghiệm khắp bốn châu lục, Hồ Chí Minh đã xác định được con đường cách mạng cứu nước đúng đắn. Người quyết định: “Trở về nước, đi vào quần chúng thức tỉnh họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành độc lập tự do”. Đầu tiên, vào những năm 1924-1927, tại Quảng Châu- Trung Quốc, Hồ Chí Minh mở các lớp huấn luyện cán bộ cách mạng Việt Nam. Bài giảng thứ nhất của người về “tư tưởng cách mệnh”, gồm “23 điều” trong đó điều thứ 10 là “Nói thì phải làm”. Là người sáng lập ra Đảng Công sản Việt Nam, trong quá trình rèn luyện Đảng ta, Hồ Chí Minh thường căn dặn cán bộ, đảng viên: cách mạng muốn thành công phải có Đảng lãnh đạo. Cách lãnh đạo của cán bộ đảng viên: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước”. Cách mạng tháng tám thành công, Nhà nước cách mạng của nhân dân ra đời. Là người đứng đầu Chính phủ, Hồ Chí Minh nhắc nhở: Chính phủ đã hứa với dân (đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân) thì phải làm. Như ngay sau Cách mạng tháng tám, Người đòi hỏi: “Chúng ta phải thực hiện ngay: 1. Làm cho dân có ăn, 2. Làm cho dân có mặc. 3. Làm cho dân có chỗ ở, 4. Làm cho dân có học hành” Vẫn biết đây không phải là việc một sớm một chiều, nhưng Người đồi hỏi chính phủ phải thực hiện ngay.
2. Nói đi đôi với làm – Ý nghĩa sâu sắc với cách mạng Việt Nam.
Khi đề xuất một hệ thồng quan điểm về đạo đức, về xây dựng đạo đức mới – đạo đức cách mạng – đạo đức xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh cũng chỉ ra ba nguyên tắc lớn để mỗi người, công đồng và dân tộc xây dựng đạo đức mới. Trong đó, nguyên tắc đầu tiên là: Nói đi đôi với làm, nêu được đạo đức. Vậy là, nói đi đôi với làm là vấn đề nhỏ, đơn giản, chính lại là tư tưởng lớn, có ý nghĩa sâu sắc tới việc xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch vững mạnh và xây dựng nền đạo đức mới của dân tộc. Với Đảng, nói đi đôi với làm là đòi hỏi có sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Với mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nói đi đôi với làm là đồi hỏi sự thống nhất giữa tư tưởng, nhận thức với hành động, việc làm. Đây thực sự là một quá trình đấu tranhquyết liệt giữa nhận thức đúng – sai, và đấu tranh giữa hai mặt đối lập thiện – ác trong mỗi con người. Người cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chiến thẳng là người giành được nhận thức đúng, sẽ tạo tiền đề cho bước quyết định trong hành động là cái thiện thắng cái ác. Quá trình này diễn ra trong mọi lĩnh vực của đời sống con người, trong mọi thời điểm. Bởi vậy, nó đòi hỏi người cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải thường xuyên rèn luyện suốt đời để trở thành người nói đúng đi đôi với làm đúng.
Như vậy, nói đi đôi với làm được thể hiện rõ bằng hiệu quả của việc làm. Đây là thước đo sự cống hiến và phẩm chất của mỗi người. Mỗi người cán bộ, đảng viên vươn tới là người nói đúng đi đôi với làm đúng sẽ tạo ra sức lôi cuốn đông đảo quần chúng làm theo, làm cho Đảng và Nhà nước ta sẽ thật sự trong sạch, vững mạnh. Ngày nay, nói đi đôi với làm còn là sự minh bạch, công khai và thực hiện dân chủ, công bằng của Đảng và Nhà nước, của mỗi cán bộ, đảng viên có chức có quyền.
3. Những vấn đề cơ bản trong thực hiện nói đi đôi với làm
Thực hiện nói đi đôi với làm, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra những yêu cầu với Đảng, Nhà nước, cán bộ, đảng viên càn thực hiện nghiêm túc. Trước hết, Người yêu cầu Đảng, Nhà nước, cán bộ đảng viên đã hứa với dân, với quần chúng chỉ phải làm. Theo Người, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước chỉ có một mục đích là phục vụ nhân dân. Đó chính là lời hứa với dân. Thực hiện lời hứa này đối với Đảng, Người chỉ rõ: “Đảng phải luôn luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi hành thế nào. Nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hóa ra lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cây của nhân dân đối với Đảng”.
Thực hiện đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, chính là quá trình thực hành cách mạng. Theo Hồ Chí Minh , thực hành cách mạng là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Quá trình này đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải làm cho dân hiểu, dân tin, dân nhớ, dân làm. Cách tốt nhất để đạt được điều này, theo Hồ Chí Minh thì cán bộ, đảng viên “cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh. Họ phải thật thà húng tay vào việc”. Đó là quá trình nghĩ đúng, nói đúng, làm đúng của cán bộ đảng viên – cũng là quy trình thực hiện lời hứa với dân, với quần chúng.
Hai là, cán bộ, đảng viên nói đúng là nói đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, không được nói tùy tiền bịa đặt, xuyên tạc. Người cán bộ, đảng viên nói đúng phải là người nắm vững đường lối cách mạng của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước – nắm vững đường lối xuyên suốt của con đường cách mạng. Việt Nam độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, cũng như nội dung cụ thể ở từng giai đoạn, thời kỳ của cách mạng; và những chính sách, pháp luật của Nhà nước ở mỗi thời kỳ, trên từng lĩnh vực. Như vậy, người cán bộ, đảng viên nói đúng đòi có lý luận sâu sắc, có bản lĩnh chính trị và lập trường tư tưởng vững vàng, nhất là phải có yếu tố gốc là đạo đức cách mạngtrong sáng. Xây dựng được đạo đức cách mạng, người cán bộ đảng viên mới có đủ nghị lực, ý chí và quyết tâm, nhận thức rõ đúng – sai tốt- xấu mà rèn luyện, phấn đấu suốt đời.
Ba là, nói là làm phải thống nhất. Hồ Chí Minh ý thức sâu sắc sự khác biệt giữa đạo đức mới – đạo đức cách mạng với đạo đức của giai cấp bóc lột trong xã hội tư bản và thực dân phong kiến. Bởi vậy, người căn dặn cán bộ, đảng viên khi thực hành nói đi đôi với làm, phải tuyệt đối “ Không được nói một đàng, làm một nẻo”, “nói mà không làm”. Người cũng căn dặn cán bộ, đảng viên thực hành nói đi đôi với làm phải có quan điểm quần chúng - phải hiểu nguyện vọng, trình độ quần chúng và phải nói tiếng nói của quần chúng. Nói với quần chúng cái gì cũng phải cụ thể, thiết thực, từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Có như vậy quần chúng mới nắm được và thực hành có hiệu quả cao. Để gần quần chúng, có quan điểm quần chúng, đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải chiến thắng được căn bệnh quan liêu. Người mắc bệnh quan liêu là người sợ quần chúng, xa quần chúng, khinh quần chúng, không học hỏi được ở quần chúng. Và cách làm việc của họ là ngồi ở văn phòng đọc báo cáo, viết chỉ thị, theo lối như Chủ tích Hồ Chí Minh chỉ rõ là “Tỉnh gửi giấy về huyện, huyện gửi giấy về xã”, ngoài ra họ không biết gì về thực tiễn cũng như công văn, chỉ thị của họ được thực hiện như thế nào. Kết quả là công việc không chạy, tham ô, lãng phí có cơ hội bùng phát, lòng tin của nhân dân vào đảng, Nhà nước suy giảm. vậy là nói đi đôi với làm - một nguyên tắc xây dựng đạo đức mới, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân đặc biệt là đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải nhận thức sâu sắc và thường xuyên thực hiện tốt nguyên tắc này trên mọi lĩnh vực.
4. Trong cuộc sống thực tiển Hồ Chí Minh là tâm gương mẫu mực về nói đi đôi với làm.
Hiểu sau sắc hợp lý của đạo đức truyền thống dân tộc, của đạo đức phương đông, “một tấm gương sống còn có giá trị hơn cả trăm bài diễn thuyết”. Nhất là, sau khi hiểu rõ tấm gương đạo đức suốt đời đấu tranh cho lý tưởng giải phóng những người lao khổ, giải phóng con người của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin, Hồ Chí Minh đã sống theo những chân lý đạo đức tốt đẹp đó. Kết quả tự nhiên là người đã trở thành tấm gương đạo đức mới vô cùng trong sáng và cao thượng, trong đó nói đi đôi với làm là một điển hình ở Người.
Cuộc đời Hồ Chí Minh là một chuỗi dài điển hình về nói đi đôi với làm từ việc lớn tới việc nhỏ. Hồ Chí Minh có lần tự sự: Đầu thế kỷ XX, chứng kiến nhân dân ta sống lầm than tủi nhục, thân phận nô lệ đước chế độ thống trị của thực dân Pháp và tay sai. Người muốn đi sang nước Pháp và các nước xem họ làm như thế nào, sau đó sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Chỉ thể xêm đây là lời nói – cụng là lời hứa đầu tiên của Hồ Chí Minh với dân với nước. Đi đôi với lời nói – lời hứa này, người đã làm như thế nào? Thực hiện lời nói này, mười năm đầu Hồ Chí Minh đã vượt muôn trùng khó khăn gian khổ để đi tới khảo cứu toàn diện các nước tư bản và các nước thuộc địa ở cả 4 châu lục Á – Âu – Phi – Mỹ. Đến tháng 12-1920, kinh nghiệm của thế giới giúp Hồ Chí Minh rút ra kết luận: Muốn cứu nước và giải phóng dân tốc không có con đường nào khác con đường cach mạng dân tộc dân chủ và giai đoạn cách mạng này có mối quan hệ dính líu chặc chẽ với nhau.
Tìm ra con đường cách mạng đáp ứng đòi hỏi khác quan của xã hội Việt Nam, và phù hợp với xu thế của thời đại, Hồ Chí Minh quyết định trở về nước “giúp đồng bao chúng ta”. Việc làm này của Người cũng gian truân, nguy hiểm chẳng kém hơn mười năm tìn đường cứu nước trước đó. Thời kỳ này Hồ Chí Minh “phải ẩn nấp nới núi non hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo”, kể cả lãnh án tử hình vẫn không ngăn nổi người về nước chỉ lối và dẫn dường cho dân tộc làm nên Cách mạng tháng tam thành công. Cách mạng tháng tam thành công đã đổi đời cho dân tộc, biến nhân dân ta từ nô lệ thành người tự do. Thành quả vô song này có thể khẳng định, đó là kết quả của Hồ Chí Minh nói đúng đi liền với làm đúng.
Cách mạng tháng tám thành công, nhưng “giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm” vẫn đang hằng ngày đe dọa dân ta. Cứu đói ở Bắc bộ nước ta lúc đó là việc cấp bách. Giải quyết vấn đề này, Hồ Chí Minh nói, “tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: cứ 10 ngày nhịn ăn một bửa, mỗi tháng nhịn ăn ba bữa. Đem gạo đó (mỗi bửa một bơ) để cứu dân nghèo”. Hồ Chí Minh nói điều này vào cuối tháng 9-1945 và Người thực hiện rất nghiêm. Thậm chi có hôm Người đi làm việc và dùng cơm với phái bộ nước ngoài đúng ngày nhịn ăn của người, thì ngày hôm sau Người nhịn ăn bù. Tấm gương của Người đã ảnh hưởng tích cực tới nhiều người.
Khi miền Bắc mới giải phóng, có thời gian ta gặp nhiều khó khăn về lương thực. Nhân dân và cán bộ đều phải ăn cơm độn ngô, khoai, sắn. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu nhà bế của Phủ Chủ Tịch cho Người ăn cơm độn đúng như toàn dân và cán bộ ta ăn Người căn dặn cán bộ đảng viên: Cơm ta ăn, áo ta mặc, vật liệu chúng ta dùng, đều do mồ hoi nước mặt của nhân dân làm ra. Bởi vậy, chúng ta phải biết ơn nhân dân, phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính cho xung với công ơn của nhân dân… Người nói vậy là người đã làm việc cần mẫn, có kế hoạch, có kỷ luật và năng suất hiệu quả cao. Người tiết kiệm và trân trọng từ hạt cơm, cọng rau đến nơi ở phương tiện đi lại, làm việc… Đồng chí Trường Chinh nhận xét: Hồ Chí Minh – “Người gương mẫu từ cái ăn, cái mặc, cái ở”. Cả đời Người không màng công danh quý quý. Được dân được nước bầu làm Chủ tịch Chính phủ, Người xác định như người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận.
Chi bộ Ngân sách