SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
3
8
2
1
9
9
4
Tin tức sự kiện 08 Tháng Bảy 2014 3:45:00 CH

Bác Hồ và chủ quyền biển đảo Việt Nam

Trong buổi lễ chào cờ đầu tuần sáng thứ hai ngày 30/06/2014, Chi bộ Thanh tra đã kể câu chuyện về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với chủ đề “Bác Hồ và chủ quyền biển đảo Việt Nam”.

 

Chi bộ Thanh tra kể chuyện
 
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến biển đảo và dành nhiều tình cảm cho nhân dân vùng biển đảo và lực lượng vũ trang nhân dân bảo vệ biển đảo của Tổ quốc. Sự quan tâm và tình cảm đó được thể hiện qua từng bài viết, từng lời căn dặn của Người khi đến thăm các địa phương hay các đơn vị Hải quân.
Biển đảo là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam, có tầm quan trọng đặc biệt trong xây dựng và phát triển đất nước. Bởi vậy, hơn ai hết Chủ tịch Hồ Chí Minh không những hiểu tầm quan trọng của Biển đảo mà Người còn có tầm nhìn và tư duy chiến lược về vấn đề khẳng định chủ quyền, biển đảo Tổ quốc.
Ngày 10/04/1956, khi nói chuyện tại Hội nghị cán bộ cải cách miền biển, Bác Hồ đã nói: “Đồng bằng là nhà, mà biển là cửa. Giữ nhà mà không giữ cửa có được không? Kẻ gian tế nó sẽ vào chỗ nào trước? Nó vào ở cửa trước. Vì vậy ta phải giáo dục cho đồng bào biết bảo vệ bờ biển…Nếu mình không lo bảo vệ miền biển, thì đánh cá, làm muối cũng không yên. Cho nên một nhiệm vụ quan trọng của đồng bào miền biển là phải bảo vệ bồ biển. Đồng bào miền biển là người canh cửa cho Tổ quốc”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm và dành tình cảm đến lực lượng vũ trang bảo vệ chủ quyền biển đảo nhất là Hải quân. Khi đến thăm các đơn vị Hải quân, Người tâm sự: “Là chiến sĩ Hải quân, các chú phải biết yêu quí đảo như nhà mình, chịu khó cải tạo xây dựng thành những mảnh đất vừa giàu, vừa đẹp, vừa có lợi cho mình, vừa có ích cho đất nước”. Người đã căn dặn: “Bờ biển nước ta có vị trí rất quan trọng. Vì vậy, nhiệm vụ của Hải quân trước mắt cũng như lâu dài rất nặng nề nhưng rất vẻ vang”.
                Người cũng rất quan tâm đến vấn đề xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị với các nước láng giềng. Người cho rằng đây là biện pháp hữu hiệu góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ. Điều này cũng nằm trong chính sách đối ngoại chung của Việt Nam được Chủ tịch Hồ chí Minh nhiều lần nêu rõ: Việt Nam muốn làm bạn với các nước dân chủ, không muốn gây thù oán với bất cứ ai.
Trong bối cảnh tình hình biển Đông diễn biến hết sức phức tạp hiện nay, hàng triệu trái tim Việt nhói đau, cùng hướng về nơi biển Đông dậy sóng, dõi theo từng bản tin về tàu chiến Trung Quốc gây hấn mỗi ngày trên biển Đông, nơi hạ giàn khoan dầu khí bất hợp pháp bất chấp luật biển và chủ quyền Việt Nam. Trong đất liền thì vậy, còn ngoài đảo, các chiến sĩ luôn trong tâm thế “sẵn sàng chiến đấu”. Thương tá Phạm Văn Hòa – Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa lớn nói ngắn gọn “Chính phủ đang nỗ lực cho các giải pháp đàm phán hòa bình, không ai trong chúng ta mu61n chiến tranh. Nhưng lính đảo Trường Sa, khi Tổ Quốc cần, sẽ hy sinh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc”.
                Hơn bao giờ hết, nhân dân Việt Nam cần thể hiện sự đồng lòng, đồng thuận, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ đối với sự phát triển KT-XH cũng như trong giải quyết vấn đề chủ quyền biên giới. Như Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son phát biểu “Khi Biển đông dậy sóng, thêm một lần nữa dân tộc ta xích lại gần nhau hơn. Từ sự kiện này chúng ta cũng thấy được tình cảm, tình đoàn kết và trách nhiệm của người dân Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Chi bộ Thanh tra

Số lượt người xem: 5799    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

Tìm kiếm