SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
3
8
1
9
7
5
3
Tin tức sự kiện 03 Tháng Ba 2014 3:00:00 CH

Những mùa xuân của Bác Hồ

Trong buổi lễ chào cờ đầu tuần sáng thứ hai ngày 24/02/2014, Chi bộ Đầu tư sửa chữa đã kể câu chuyện về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với chủ đề "Những mùa xuân của Bác Hồ".

 

 
“Chúng ta đang ở trong những ngày đầu xuân của năm 2014. Xuân vốn là sự giao hòa của trời đất, của thiên nhiên và con người. Đó cũng là quy luật tất yếu để cho sự sống của con người không ngừng được sinh sôi, nẩy nở, như dòng sông luôn xuôi chảy không bao giờ dừng lại.
Mỗi độ xuân về, cả dân tộc ta lại hân hoan mừng Xuân, mừng Đảng lớn mạnh, mừng đất nước phồn vinh. Và để có được những ngày vui đó, chúng ta nhất định không thể quên được công lao to lớn của Bác Hồ, vị cha già kính yêu của dân tộc.
Có lẽ nhiều người cũng biết, trong cuộc đời 79 mùa xuân của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, có đến 30 mùa xuân “Tha hương”, cộng thêm hai mùa xuân vừa tha hương vừa nằm trong ngục Tưởng Giới Thạch. Trong 30 mùa xuân cách xa Tổ quốc ấy Bác có 2 lần đón xuân tại nhà tù Víctoria ở Hồng Kông và 5 cái tết ở trên đất Liên Xô, chỉ có đọc sách mà không được hoạt động nhiều (từ năm 1934 đến năm 1938).
Như vậy, nếu tính từ tuổi 17 đã biết tự lập thì trừ đi những năm thơ ấu, những năm “ly hương” và tù ngục, Bác Hồ thực sự chỉ hưởng được 30 cái tết trong nước. Trong 24 năm làm Chủ tịch nước, Bác Hồ đã trải qua 9 mùa xuân tại chiến khu Việt Bắc. Và năm Ất Mùi 1955 là Tết Nguyên đán đầu tiên ở thủ đô Hà Nội sau chín năm trường kỳ kháng chiến thắng lợi.
Chưa được một nửa cuộc đời mà Bác đã có 17 mùa xuân lênh đênh biển cả, 4 xuân trong xà lim, 5 xuân ít được hoạt động... Những mùa xuân đắng cay ấy cũng không dồn đủ ngọt ngào cho những xuân còn hại của Người. Bác Hồ đã một lần nói với đồng chí già Hoàng Đạo Thúy rằng: ''Người ta cũng là người, ai cũng có vui, có buồn... Với anh em, đồng chí, đồng bào, tôi cố giữ cho mình được vui...'' Bác không nói tới vế sau, nhưng ai cũng hiểu. Với niềm tin tưởng và tinh thần lạc quan cách mạng. Người đã có những mùa xuân tươi đẹp nhất.
Cứ mỗi mùa xuân đến, cùng với việc nghĩ đến dân, bao giờ Bác cũng nghĩ đến Đảng. Phải chăng chính Bác là người đã sáng lập ra Đảng vào đúng mùa xuân. Bác nghĩ đến Đảng với lòng tự hào, nhưng cũng đầy lo âu. Nhất là từ khi Đảng trở thành Đảng cầm quyền, một bộ phận không ít cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất làm giảm sút uy tín của Đảng và gây nên những tổn thất đáng kể đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Là một lãnh tụ có tầm nhìn xa rộng, Bác đã dự báo rất sớm nguy cơ này đối với tất cả đảng viên của Đảng kể cả với Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị.
Mùa xuân năm 1965, tại Hội nghị bồi dưỡng chỉnh huấn do trung ương triệu tập, Bác đã nói lên những lời tâm huyết: “Muốn giữ gìn sự trong sáng của chủ ghĩa Mác –Lê nin thì trước hết phải tự mình trong sáng. Muốn đánh thắng kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc, muốn xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải chiến thắng kẻ thù bên trong của mỗi chúng ta”.
Từ diễn đàn của hội nghị, Bác đã nghiêm khắc phê phán những cán bộ đảng viên có chức, có quyền mà thoái hóa biến chất.”Ở cương vị phụ trách thì cho mình có quyền hơn hết thẩy, định đoạt mọi việc; ở ngành nào, địa phương nào thì coi như một giang sơn riêng, không biết lơi ích toàn cục, họ coi thường những quyết định của tổ chức, họ là những “ông quan liêu” chỉ thích dùng mệnh lệnh đối với đồng chí và nhân dân. Số người đó coi Đảng như một cái cầu thang để thăng quan phát tài. Họ không quan tâm đến đời sống của nhân dân mà chỉ lo nghĩ đến lợi ích của riêng mình. Họ quên rằng mỗi đồng tiền, hạt gạo đều là mồ hôi, nước mắt của nhân dân, do đó mà sinh ra phô trương, lãng phí. Họ tự cho mình sống xa hoa, hưởng lạc, từ đó mà đi đến tham ô truy lạc, thậm chí xa vào tội lỗi... ”
Đã bốn mươi lăm mùa xuân Bác đi xa, nhưng những lời nói chân tình của Bác từ mùa xuân năm ấy như vẫn đang nhắn nhủ với chúng ta hôm nay.         
Mùa xuân về, chúng ta lại nhớ lời Bác dạy:"Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân". Người cũng nói: “đạo đức cách mạng không phải trên trời rơi xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. 

Chi bộ ĐTSC


Số lượt người xem: 4426    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

Tìm kiếm