SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
2
6
2
1
2
5
9
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh 16 Tháng Ba 2017 10:00:00 SA

Kể chuyện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Lời nói đi đôi với việc làm

Từ năm 1927, trong cuốn Đường Cách mệnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên 23 điều phải có về tư cách một người Cách mệnh, trong đó điều thứ 10 là: “Nói thì phải làm”, chỉ với 4 từ đơn giản tưởng chừng như rất dễ thực hiện ấy, nhưng suốt cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng phấn đấu làm gương cho sự thống nhất giữa tư tưởng, lời nói với hành động và hiệu quả. Bác thường nhắc nhở: “Nói cái gì phải cho tin – nói và làm cho nhất trí – làm thế nào cho dân tin”.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

 

Trong suốt cuộc đời mình, Người đã giáo dục mọi người và chính bản thân Người đã thực hiện điều đó một cách nghiêm túc và đầy đủ nhất. Ở Bác Hồ, lời nói đi đôi với hành động, lý luận đi đôi với thực tiễn, nói là để mà làm, làm phải đúng như điều đã nghĩ, đã nói. Hơn nữa, Người nói ít, nhưng làm nhiều, có những vấn đề đạo đức Người không nói mà chỉ làm
Sức thuyết phục mạnh mẽ trong tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh là ở chỗ, nói luôn luôn đi đôi với làm, dù việc lớn hay nhỏ, tự mình phải làm gương trước. Người quan niệm: “Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước…:; tự mình phải chính trước, mới giúp người khác chính, mình không chính mà muốn người khác chính là vô lý. “Nếu chính mình tham ô bảo người ta liêm khiết có được không? Không được. Mình trước hết phải siêng năng, trong sạch thì mới bảo người ta trong sạch, siêng năng được…”.
Cả cuộc đời của Người là một tấm gương sáng về việc nói đi đôi với làm. Năm 1945, trước nạn đói trên miền Bắc, Người đề xuất toàn dân tiết kiệm gạo để giúp đồng bào bị đói và Người kêu gọi: “tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn ba bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”.
Người khuyên cán bộ phải cần, kiệm, liêm, chính, phải thật sự là người đầy tớ của nhân dân, và chính Bác làm gương trước sống giản dị, thanh bạch, khiêm tốn để làm đúng điều Người dạy: “Cán bộ Đảng, chính quyền ngay cả Bác là cán bộ cao nhất đều là đầy tớ của nhân dân, phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, phải cần, kiệm, liêm, chính”. Bởi thế, việc Người làm là khước từ ở ngôi nhà sang trọng thuộc thời Toàn quyền Đông Dương, mà chỉ ở ngôi nhà của người công nhân phục vụ Toàn quyền Pháp thời đó; đi dép lốp, mặc áo vá vai, dùng loại ô tô xoàng nhất, cũ nhất, chính là “cái phúc của dân, đừng bỏ cái phúc đó đi”. Mùa hè nóng bức, Bác dùng chiếc quạt lá cọ, Bác bảo: Bác làm như thế để dành điện phục vụ cho sản xuất, dành điện phục vụ sinh hoạt cho nhân dân...
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã thấm nhuần sâu sắc đặc trưng truyền thống văn hóa Phương Đông là “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” nên nhiều khi Người đã giải thích lý luận bằng thực tiễn, bằng hành động, bằng việc làm, thấy làm đúng, làm phải, mọi người người khác làm theo. Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc sinh thời đã nhận xét: “Mọi lời nói, việc làm của Hồ Chí Minh đều thiết thực và cụ thể”. Nói là làm, thường là làm nhiều hơn nói, có khi làm mà không cần nói, tư tưởng thể hiện trong hành động.
Như Bác đã từng nói: “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên”. Học ở Bác Hồ kính yêu, nói và làm, đấu tranh để khắc phục tình trạng nói nhiều, làm ít; nói một đằng, làm một nẻo là trách nhiệm, là lương tâm, là một trong những cái Đức cao quý mà người cán bộ, đảng viên chúng ta luôn cần phải rèn luyện, không chỉ trong công việc mà còn được thực hiện trong cuộc sống hàng ngày”./.
Phần kể chuyện Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Chi bộ Thanh tra ngày 16/02/2017.

Số lượt người xem: 2638    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

Tìm kiếm