SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
2
6
2
0
8
5
1
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh 08 Tháng Ba 2016 9:55:00 SA

Vị trí và vai trò quan trọng của ngành Thanh tra

Ngành Thanh tra luôn thể hiện được vị trí, vai trò quan trọng của mình. Chính vì vậy, chỉ hơn 2 tháng kể từ ngày 02/9/1945 sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, thì ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt, nhằm giải quyết những yêu cầu cấp thiết trước mắt đó là thường xuyên nghiên cứu và giải quyết các đơn, thư khiếu nại và phản ánh của các tầng lớp nhân dân từ khắp các địa phương gửi lên Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và từ đó, Ban Thanh tra đặc biệt đã trở thành tiền thân của ngành Thanh tra Việt Nam, ngày 23/11/1945 là cột mốc đánh dấu sự ra đời của ngành Thanh tra Việt Nam.

 

Khác với các lĩnh vực công tác khác, công tác thanh tra,giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh chống tham nhũng lại thuộc trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của toàn bộ hệ thống chính trị. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, các tổ chức Thanh tra chính là người đóng vai trò quan trọng nhất trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh chống tham nhũng. Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu cao vai trò, vị trí của công tác thanh tra, kiểm tra. Theo đó, công tác thanh tra, kiểm tra là một bộ phận hợp thành của công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phục vụ thiết thực cho sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước và là một trong ba yếu tố quyết định sự thành công của đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã ban hành.
Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn khẳng định: Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý mà thiếu sự thanh tra, kiểm tra thì đó chính là biểu hiện bệnh quan liêu, dẫn đến nạn tham ô, lãng phí. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” Người khẳng định, người lãnh đạo phải “kiểm soát kết quả công việc của cán bộ của mình”. Người còn khẳng định: “Muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy; Muốn biết các Nghị quyết có được thi hành hay không, thi hành có đúng không; muốn biết ai ra sức làm,ai làm cho qua chuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm soát”. Người cho rằng: “có kiểm tra mới huy động được tinh thần tích cực và lực lượng to tát của nhân dân, mới biết rõ năng lực và khuyết điểm của cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịp thời”.
Nói đến vị trí, vai trò của công tác thanh tra, Bác quan điểm “Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới”. Đây là quan điểm có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn sâu sắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của thanh tra trong hoạt động của nhà nước và đời sống xã hội, Người ví thanh tra quan trọng như tai và mắt của con người, như một bộ phận cấu thành của cơ thể con người, là phương tiện cực kỳ trọng yếu giúp cho con người phát triển trí tuệ. Điều đó có nghĩa là cũng giống như tai, mắt của cơ thể con người. Thanh tra được xem là một bộ phận cấu thành hữu cơ của cơ quan quản lý Nhà nước, là phương tiện nhận thức của quá trình quản lý Nhà nước, giữa chúng không có khoảng cách. Bởi quản lý nhà nước, quản lý xã hội mà không có thanh tra, kiểm tra xem như không có quản lý. Nếu tách rời tai, mắt ra khỏi cơ thể con người, tách khỏi phương tiện nhận thức phát triển của con người ra khỏi cơ thể của con người.
Thanh tra là tai mắt của trên: bởi qua thanh tra, kiểm tra giúp cho người quản lý cấp trên thấy được những yếu kém, thiếu sót, những quan điểm chưa phù hợp, thiếu đồng bộ của đường lối, chủ trương, chính sách của hệ thống pháp luật, đánh giá được năng lực, trách nhiệm điều hành và quản lý của người lãnh đạo quản lý cấp dưới. Đánh giá một cách đầy đủ, đúng đắn nơi nào, cá nhân nào làm tốt để biểu dương, chưa làm tốt để uốn nắn. Như vậy, đối với người lãnh đạo, quản lý, thanh tra đúng là phương tiện giúp cho người lãnh đạo, quản lý nhận thức và phát triển tư duy, kiểm tra lại chính mình để chủ động điều chỉnh lại chủ trương, chính sách, pháp luật cho phù hợp với quá trình quản lý Nhà nước.
Thanh tra là người bạn của dưới: có ý nghĩa là đối với người lãnh đạo, quản lý cấp dưới, thì thanh tra chính là người bạn giúp họ thấy được những việc mình làm đúng, làm tốt để tiếp tục phát huy, những việc làm sai, làm không đầy đủ, làm thiếu trách nhiểm để khắc phục, sửa chữa, nâng cao năng lực, trách nhiệm của mình, là người bạn của dưới có nghĩa là người làm công tác thanh tra phải luôn gần gũi với nhân dân ngay cả đối với đối tượng thanh tra./.

Số lượt người xem: 2735    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

Tìm kiếm