SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
2
6
2
1
7
2
2
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh 16 Tháng Bảy 2015 2:50:00 CH

Câu chuyện “Chiếc đồng hồ” và bài học về sự đoàn kết.

Suốt cả cuộc đời Bác hy sinh cho sự nghiệp giải phóng Dân tộc, cho độc lập tự do và hạnh phúc của Nhân dân. Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh không những gắn liền với những trang sử vẻ vang của dân tộc mà những câu chuyện đời thường từ nếp sống rất đổi giản dị, gần gũi, những câu chuyện tuy rất giản đơn của Bác nhưng chứa đựng ý nghĩa thật lớn lao, cùng với những bài học quý giá đã đi sâu vào lòng người của biết bao thế hệ…Câu chuyện về “Chiếc đồng hồ” là bài học mang ý nghĩa sâu sắc về sự đoàn kết.
 

Vào một dịp cuối năm 1954, Bác đến thăm một đơn vị pháo binh đóng ở Bạch Mai đang luyện tập để chuẩn bị cho cuộc duyệt binh đón mừng chiến thắng Điện Biên Phủ. Sau khi đi thăm nơi ăn, chốn ở của bộ đội, Bác đã dành thời gian để nói chuyện với anh em. Sau đó, Bác lấy ở túi ra một chiếc đồng hồ quả quýt và kể rằng đây là vật kỷ niệm của đồng chí lãnh tụ một Đảng Cộng sản tặng. Bác âu yếm nhìn mọi người rồi chỉ vào từng chiếc kim, từng chữ số và hỏi anh em về chức năng của từng bộ phận trong chiếc đồng hồ. Ai ai cũng đồng thanh trả lời đúng hết các câu hỏi của Bác. Song chưa ai hiểu tại sao Bác lại hỏi như vậy?

Bác vui vẻ nói tiếp: “Đã bao nhiêu năm nay, chiếc kim đồng hồ vẫn chạy để chỉ cho ta biết giờ giấc, chữ số trên mặt vẫn đứng yên một chỗ, bộ máy vẫn hoạt động đều đặn bên trong. Tất cả đều nhịp nhàng làm việc theo sự phân công ấy”.

Ngừng một lát Bác nói tiếp: “Thế mà ngày nay, bỗng nhiên chiếc kim kêu lên: tôi chạy mãi hết ngày này qua tháng khác, mỏi chân lắm rồi, phải cho tôi nghỉ. Chữ số thì đua nhau la lớn: tôi đứng mãi một chỗ, chùn chân lắm, phải cho tôi chạy. Bộ máy bên trong thì than thở: tôi ở mãi trong này, chẳng ai biết đến công việc âm thầm của tôi, phải cho tôi ra ngoài. Thế là kim thì đứng, chữ số thì chạy linh tinh theo sở thích, bộ máy bên trong thì nhảy ra ngoài”.

Các anh em thử nghĩ xem: trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ…cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì có còn là chiếc đồng hồ được không?

Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện về chiếc đồng hồ của Bác đã khiến cho ai nấy đều thấm nhuần, tự đánh tan được những suy nghĩ riêng tư của mình. Sau buổi nói chuyện của Bác, anh em đều hiểu ý Bác dạy: Việc gì cách mạng phân công phải yên tâm hoàn thành.

Ngày 24/5/1959, trong dịp đến thăm trường Đại học Nông lâm Hà Nội, Bác đã mượn hình ảnh chiếc đồng hồ quả quýt làm ví dụ để giáo dục, động viên, truyền động lực cho những sinh viên. Và Bác cũng đã lấy trong túi ra một chiếc đồng hồ quả quýt và hỏi mọi người từng bộ phận của đồng hồ. Sau đó, Bác kết luận rằng mỗi bộ phận có chức năng làm việc riêng, có thể người ngoài không thấy được nhưng đều có nhiệm vụ làm cho đồng hồ chạy và chỉ đúng giờ. Ngoài xã hội cũng vậy, sau khi học xong ra phục vụ xã hội các ngành nghề đều ngang như nhau, không ai cao sang hơn ai, cho nên các cháu phải cố gắng yên tâm học tập, học tập cho thật giỏi để trở thành kỹ sư nông nghiệp giỏi phục vụ nền nông nghiệp nước nhà.

Chi bộ Công sản

Số lượt người xem: 13651    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

Tìm kiếm