SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
3
5
1
7
6
2
9
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh 13 Tháng Ba 2013 1:50:00 CH

Bác Hồ với phong trào phụ nữ Việt Nam

Sáng thứ 2 (ngày 04/03/2013), đại diện Chi bộ Hành chính sự nghiệp đã kể một câu chuyện về tấm gương và đạo đức của Bác với chủ đề: “Bác Hồ với phong trào phụ nữ Việt Nam”.



Đại diện Chi bộ Hành chính sự nghiệp kể lại câu chuyện “Bác Hồ với phong trào phụ nữ Việt Nam

 

 Tháng 10-1946 bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộnghòa chính thức được ban hành, quyền bình đẳng giữa nam và nữ được công nhận. Hồ Chủ tịch nói: “Bản Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới: dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới phụ nữ Việt Nam đã đứng ngang hàng với đàn ông để hưởng mọi quyền công dân”.

          Khi quyền nam nữ bình đẳng được công bố và thừa nhận, có người lầm tưởng rằng việc giải phóng phụ nữ như vậy đã được giải quýet, do đó thi hành luật pháp có thể là dễ dàng, thuận lợi. Hồ chủ tịch đã sáng suốt chỉ ra rằng, con đường đấu tranh để thực hiện quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ khó khăn và lâu dài.
          “Nhiều người lầm tưởng đó là việc dễ chỉ: hôm nay anh nấu cơm, rửa bát, quét nhà, hôm sau em quét nhà, nấu cơm, rửa bát, thế là bình đẳng, bình quyền. Lầm to!
Đó là một cuộc cách mạng to và khó”.
   Vì vấn đề giải phóng phụ nữ là một vấn đề xã hội to lớn đòi hỏi về mặt quan tâm của tất cả mọi người. Đây không chỉ là giải quyết những mâu thuẩn tranh chấp giữa hai giới nam và nữ, cành không phải là việc riêng của phụ nữ.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: Muốn giải phóng người phụ nữ không chỉ thực hiện một sự phân công mới, bình đẳng giữa vợ và chồng trong những công việc gia đình, mà cái căn bản là phải có sự phân công, sắp xếp lại lao động của toàn xã hội,đưa phụ nữ tham gia vào nhiều ngành nghề như nam giới. Cần tổ chức lại đời sống công nông cũng như sinh hoạt gia đình để phụ nữ giảm nhẹ công việc bếp núc, chăm lo con cái, có điều kiện tham gia sản xuất, học tập nâng cao trình độ mọi mặt. Từ đó, chị em mới có đủ khả năng làm nhiều công việc chuyên môn và đảm nhiệm được những chức vụ công tác ngang hàng với nam giới. Đó là một cuộc cách mạng thực sự lớn.
“Vì không thể dùng vũ lực mà tranh đấu...vũ lực của cuộc cách mạng này là sự tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật. Phải cách mạng từng người, từng gia đình đến toàn dân. Dù to và khó phải nhất định thành công”.
          Trước đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phụ nữ đã cùng toàn dân đứng lên lật đỗ chính quyềt đế quốc và phong kiến tay sai, giành lại độc lập, tự do và thiết lập chính quyền dân chủ nhân dân. Chính quyền mới do nhân dân lập ra, bảo đảm quyền tự do, dân chủ cho người lao động và bảo vệ quyền bình đẳng cho phụ nữ. Vì vậy, ngày nay chị em hết sức ủng hộ chính quyền cách mạng là lẽ tất nhiên.
          Những muốn biến quyền bình đẳng giữa nam nữ, từ một luật lệ trở thành hiện thực sinh động trong cuộc sống, biến ý thức tôn trọng phụ nữ thành nếp sống đạo đức của mọi người thì đòi hỏi sự nỗ lực hết sức to lớn của toàn dân, của tất cả phụ nữ để xây dựng một xã hội mới, một kiểu người mới xã hội chủ nghĩa. Hồ Chủ tịch nêu rõ: Muốn thực hiện tốt quyền bình đẳng của phụ nữ phải có sự tiến bộ về kinh tế, chính trị, văn hóa, pháp luật của nước ta. Phụ nữ phải hi sinh xương máu, lao động gian khổ, góp phần đẩy mạnh sự phát triển công nghiệp và nông nghiệp, giáo dục và y tế, xây dựng một đất nước giàu mạnh, phồn vinh, một nền văn hóa, khoa học tiên tiến.
          Đấu tranh giải phóng phụ nữ cũng là cuộc đấu tranh tư tưởng lâu dài, khó khăn để xóa bỏ những tư tưởng lạc hậu, bảo thủ còn tồn tại dai dẳng trong nhân dân ta.
          “Vì trọng trai, khinh gái là một thói quen mấy nghìn năm để lại, vì nó ăn sâu trong đầu óc mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội”
          Chính từ những nhận định sáng suốt trên, khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới được thành lập, Hồ chủ tịch đã kêu gọi phụ nữ hăng hái cùng toàn dân tham gia ba phong trào cách mạng lớn là: diệt giặc dốt, giặc đói và giặc xâm lăng.
                Hồ Chủ tịch đã đánh giá cao vai trò của phụ nữ trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống đế quốc Pháp, người động viên chị em phát huy truyền thống chiến đấu dũng cảm của Bà Trưng, Bà Triệu, Người tỏ lòng kính trọng các nữ liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc, luôn luôn gởi lời thăm hỏi các bà mẹ bộ đội, các gia đình liệt sĩ.
          Trong bức thư gửi phụ nữ nhân dịp kỷ niệm Hai Bà Trưng và Quốc tế Phụ nữ 8-3-1952, Hồ Chủ tịch đã viết:
                “Nhân dịp 8-3 tôi kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn các nữ liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc. Tôi kính chúc các bà mẹ có con trong bộ đội và các bà mẹ cùng vợ con của các liệt sĩ. Trong cuộc kháng chiến to lớn của dân tộc, phụ nữ ta đang gánh một phần quan trọng”
          Người rất xúc động trước tinh thần yêu thương chiến sĩ của các bà, các cụ trong các Hội chiến sĩ ở các địa phương. Người tỏ lòng biết ơn và nhắc nhở các chiến sĩ phải hiếu với mẹ nuôi bằng cách giết giặc lập công.
          Trong thư gửi các Hội mẹ chiến sĩ, Người viết: “Các chiến sĩ thì sẵn sàng hy sinh gia đình, hy sinh tính mệnh đi giết giặc cứu nước, bảo vệ đồng bào. Các cụ, các bà thì thương yêu săn sóc chiến sĩ như con cháu ruột thịt. Thế là các cụ, các bà cũng trực tiếp tham gia kháng chiến... Chẳng những các chiến sĩ mà tôi và Chính phủ cũng biết cám ơn các cụ, các bà”.
          Người động viên, ca ngợi tinh thần dũng cảm chiến đấu không quản nguy hiểm khó khăn của các nữ du kích, cũng như thành tích của hàng vạn phụ nữ Kinh, Tày, Nùng, Mán, Mèo, tạm gác việc nhà xung phong đi dân công, xông pha lửa đạn để giúp đỡ bộ đội trong mọi việc. Người nhắc đến câu chuyện nhỏ, nhưng có ý nghĩa rất to lớn: “Bà cụ Nam (Cao Bằng), 83 tuổi xung phong sửa đường. Cán bộ khuyên bà cụ nghỉ thì bà cụ nói: “Càng già càng phải giúp kháng chiến, sửa đường cho bộ đội đi cho mau, giết cho nhiều giặc, thắng cho nhiều trận”.
          Sự hoạt động hăng hái của các tầng lớp phụ nữ khắp toàn quốc trên các mặt trận sản xuất, chiến đấu, văn hóa xã hội trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp đã xứng đáng với lời ca ngợi của Hồ Chủ tịch:
“Non sông gấm vóc Việt Nam, do phụ nữ ta trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”.
Quá trình phụ nữ nước ta tham gia tích cực vào ba phong trào diệt giặc đói, giặc dốt, giặc xâm lăng cũng là quá trình chị em đứng lên làm chủ đất nước, làm chủ bản thân mình, phụ nữ ngày càng khẳng định rõ vai trò, khả năng của mình.
          Cùng với sự phát triển của công cuộc kháng chiến và kiến quốc, quyền bình đẳng của phụ nữ trên nhiều mặt được dần dần thực hiện. Trong cải cách ruộng đất, phụ nữ nông dân đã được chia ruộng đất như nam giới; trong các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước, phụ nữ làm việc ngày càng đông và được hưởng quyền lợi ngang hàng nam giới; trong các ngành y tế, văn hóa, giáo dục, khoa học phụ nữ được học tập, đào tạo bồi dưỡng rộng rãi, không có sự hạn chế nào ngăn cản việc phát triển tài năng của chị em. Nhưng cũng phải thấy rằng phụ nữ còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện quyền bình đẳng của chị em do trình độ phát triển chung của cách mạng Việt Nam. 
Trích “Bác Hồ với phong trào phụ nữ Việt Nam”, NXB Phụ nữ

Số lượt người xem: 4102    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

Tìm kiếm