SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
2
6
5
7
4
7
0
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh 14 Tháng Ba 2015 8:50:00 SA

Kể chuyện Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp”

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những học trò xuất sắc và gần gũi nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam suốt cuộc khánh chiến 30 năm chống Pháp và chống Mỹ; là người đã thực hiện xuất sắc quyết định của Bác Hồ và Trung ương Đảng, chỉ huy quân đội làm nên một Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, lừng lẫy năm châu trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và đại chiến mùa xuân năm 1975 trong cuộc khánh chiến chống đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp

 

Đại tướng là một trí thức yêu nước theo Đảng làm cách mạng khi tuổi đời còn rất trẻ, với trí thức cách mạng. Đại tướng đã tiếp nhận và phát huy nền quân sự độc đáo của tổ tiên ta, đã cùng với Đảng, toàn quân, toàn dân làm nên Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công, xây dựng Nhà nước Công Nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
Về mặt chỉ đạo chiến tranh và tổ chức chỉ huy chiến đấu, Đại tướng có những nét độc đáo như trường kỳ kháng chiến, lấy dài chọi ngắn là đường lối lãnh đạo chiến tranh đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong kháng chiến chống Pháp, Đại tướng Võ Nguyên Giáp hết sức coi trọng chiến tranh du kích. Trong các chiến dịch lớn, tư tưởng chỉ đạo của Tổng Tư lệnh là quyết tâm tiêu diệt sinh lực địch nhưng không phải giành thắng lợi với bất kỳ giá nào. Qua thực tiễn chiến trường, Đại tướng thường chọn các phương án bảo đảm chắc thắng nhất. Ở Đông Xuân 1953-1954, mưu kế của Đại tướng được thể hiện rất tài tình, đã thành công trong việc phân tán lực lượng cơ động của địch và đánh địch trên khắp chiến trường Đông Dương bằng các biện pháp nghi binh, lừa địch mà chính tướng Nava cũng phải thú nhận rằng có đến hơn 80% lực lượng cơ động của quân Pháp đã bị phân chi ra các chiến trường.
Bước vào chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, trước khi ra trận, Hồ Chí Minh đã dặn dò: “Trao cho chú toàn quyền chỉ huy. Trận này chỉ được thắng không được thua, vì thua là hết vốn”. Được Đảng và Bác Hồ tin tưởng, Đại tướng đã quyết đoán thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Chính từ phương châm cách đánh đó đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, buộc tướng Đơ Castrie cùng một vạn sáu nghìn quân tại tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải đầu hàng vô điều kiện; Đồng thời buộc Chính phủ Pháp phải ký vào Hiệp định Giơnevơ 1954 thừa nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ba nước Đông Dương. Chiến thắng này đã đưa Võ Nguyên Giáp đi vào lịch sử thế giới như là một danh nhân quân sự thế giới.
Khi nhân dân ta mới giành được độc lập, tự do ở miền Bắc, thì ở miền Nam, đế quốc Mĩ và bè lũ Ngô Đình Diệm lật lọng không chịu thi hành Hiệp định Giơnevơ, đưa quân vào xâm chiến miền Nam Việt nam, âm mưu thôn tính cả Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trở thành một trong những thành viên chủ chốt tham gia giúp Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh dự thảo Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng: “ Chuyển đấu tranh chính trị ở miền Nam sang chiến tranh cách mạng trên chiến trường”. Đây là một nghị quyết lịch sử đi vào lòng dân cả nước nhanh nhất, mạnh nhất.
Là người từng hiểu rõ tầm quan trọng có tính chiến lược quyết định của công cuộc chi viện sức người, sức của cho các chiến dịch lớn, đặc biệt là từ bài học kinh nghiệm của chiến dịch Điện Biên Phủ; chấp hành nghiêm chỉnh Nghị quyết của Trung ương, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ đạo chuyển đổi phương thức chiến tranh ở các chiến trường. Mặt khác, nhanh chóng chỉ đạo tổ chức đường chi viện chiến lược của miền Bắc cho miền Nam và hai nước bạn, cả trên bộ và trên biển.
Khi đế quốc Mĩ đưa quân vào miền Nam đẩy mạnh “chiến tranh cục bộ”, để đánh bại quân Mỹ có thực lực quân sự mạnh, từ thực tiễn chiến trường, bộ đội Tây Nguyên đã đề ra chiến thuật “chốt kết hợp với vận động”. Khi đem chiến thuật này ra Bắc báo cáo đã được Đại tướng sửa lại là “Vận động tiến công kết hợp chốt”, thể hiện tinh thần tiến công mạnh mẽ. Nhờ đó, mùa đông năm 1967, trong chiến dịch Đắc Tô 1, bộ đội Tây Nguyên đã thành công và hoàn thiện chiến thuật “Vận động tiến công kết hợp chốt”, thể hiện tinh thần tiến công mạnh mẽ. Nhờ đó, mùa đông năm 1967, trong chiến dịch Đắc Tô 1, bộ đội Tây Nguyên đã thành công và hoàn thiện chiến thuật "Vận động tiến công kết hợp chốt", mở ra khả năng mới đánh tiêu diệt những đơn vị quan trọng của Mỹ trên chiến trường. Lần đầu tiên ở Tây Nguyên, bộ đội ta đã đánh thiệt hại nặng lữ đoàn cơ động chiến lược dù 173 của Mỹ, làm cho quân Mỹ bị choáng váng, chùn bước tiến vào căn cứ của ta.
Giữa năm 1972, khi các chiến dịch Quảng Trị, Bắc Tây Nguyên, Đông Nam Bộ mở ra. Đại tướng sớm dự đoán: Mỹ có thể quay trở lại đánh phá miền Bắc bằng không quân. Ông cũng dự đoán địch sẽ tập kích bằng B52 vào thủ đô Hà Nội để ép ta phải nhượng bộ trong cuộc đàm phán ở Paris. Từ dự kiến đó, ông đã cùng Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo Quân chủng Phòng không Không quân lập phương án tác chiến, huấn luyện bộ đội và dân quân tự vệ chuẩn bị về mọi mặt để đối phó và tiêu diệt chúng. Khi Mỹ mở cuộc tập kích chiến lược bằng siêu pháo đài bay B52 vào thủ đô Hà Nội trong 12 ngày đêm. Đại tướng đã theo dõi chỉ đạo lực lượng phòng không Không quân chiến đấu làm nên một “Điện Biên Phủ trên không”, cùng với thắng lợi trên các chiến trường, buộc đế quốc Mỹ phải cuốn cờ rút khỏi miền Nam Việt Nam.
Khi chiến cục Đông Xuân 1975 bước vào giai đoạn quyết định, thấm nhuần tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, Đại tướng và Bộ Chính trị thực hiện quyết tâm là giải phóng miền Nam trong năm 1975 và 1976, trước hết là giải phóng Tây Nguyên.
Ngày 09/01/1975, Thường trực Quân ủy Trung ương triển khai quyết định chiến lược của Bộ Chính trị: “Chọn Buôn Ma Thuột làm mục tiêu chủ yếu của chiến dịch Nam Tây Nguyên” và là nơi mở đầu cho cuộc Tổng tiến công mùa Xuân 1975.
Sự lựa chọn này xuất phát từ phương châm tác chiến của vị chỉ huy thiên tài-Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đó là: Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu; đánh chỗ yếu trước, đánh chỗ mạnh sau. Từ phương châm đó, Đại tướng đã lập mưu cài thế: Mưu kế chiến lược của Đại tướng là bày ra một hình thế dàn trận chiến lược – bày binh bố trận nhằm ghìm địch ở hai đầu Nam Bắc chiến tuyến là Sài Gòn và Huế - Đà Nẵng để tạo thế phá vỡ Tây Nguyên.
Đúng như lời tiên đoán của Đại tướng “Nếu bị thua đau ở Tây Nguyên thì chúng có thể về củng cố đồng bằng”. Từ chiến thắng Tây Nguyên đã tạo thế cho các chiến dịch gối đầu Trị Thiên – Đà Nẵng được mở ra nhanh chóng, giành được những thắng lợi liên tiếp.
Ngay khi giải phóng Đà Nẵng, nắm bắt thời cơ, ngày 29/03/1975, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương họp quyết dịnh giải phóng miền Nam trước mùa mưa năm 1975. Đây là một quyết định sáng suốt, rất triệt để của cách mạng theo tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là: đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhà. Nắm chắc thời cơ đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra mệnh lênh: “Thần tốc, thần tốc hơn nữ; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”. Và trưa ngày 30/04/1975, lá cờ giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, miền Nam được hoàn toàn giải phóng.
Nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và với nghệ thuật chỉ đạo, chỉ huy tài giỏi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề ra phương châm tác chiến chiến lược: Cái thế
 – tạo lực – năm bắt thời cơ, sử dụng nghệ thuật mưu kế trên nền tảng chiến tranh nhân dân và thế trận lòng dân; phát triển tiến công táo bạo và thần tốc, đánh địch bất ngờ và liên tục, nên cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân 1975 đã giành được thắng lợi hoàn toàn.
Nhìn lại cách đánh “đánh chắc, tiến chắc” trong chiến dịch Điện Biên phủ trước kia và cách đánh “đại thần tốc và táo bạo” trong chiến dịch mùa Xuân năm 1975 mới thấy đầy đủ tài thao lược lỗi lạc về tổ chức quân đội cũng như cách cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Chi bộ ĐTSC

 


Số lượt người xem: 3560    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

Tìm kiếm